Với tình trạng hỏa hoạn xảy ra thường xuyên như hiện nay, công tác PCCC ngày càng được mọi người quan tâm. Cụ thể, các công trình thường đầu tư vào xây dựng hệ thống phòng và chữa cháy tiêu chuẩn hay tự trang bị một số công cụ PCCC cơ bản như bình chữa cháy, máy bơm nước,… Và một trong số đó, kính chống cháy cách nhiệt cũng được biết đến là giải pháp giúp bảo vệ an toàn cho người và vật hiệu quả nhất. Vậy để hiểu rõ hơn về kính chống cháy là gì? Mời bạn cùng Firetek đi tìm hiểu chi tiết ngay trong phần nội dung bài viết sau đây.
Tìm hiểu chung về kính chống cháy
Khái niệm về kính chống cháy
Kính chống cháy hay còn gọi là kính cường lực chống cháy, là loại kính có đa số những yếu tố, tính năng tương tự các dòng kính thông thường khác. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn kính có khả năng ngăn chặn đám cháy, nhờ thành phần cấu tạo có chứa chất làm chậm cháy.
Đặc biệt, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao kính bị vỡ nhưng các mảnh thủy tinh sẽ không rơi xuống mà được giữ lại bởi tấm lưới, điều này giúp đảm bảo an toàn cho người bên trong. Ngoài ra, nếu có cháy nổ kính ngăn lửa đóng vai trò như tấm chắn để kìm hãm đám cháy lan rộng ra xung quanh. Từ đó, mọi người được bảo vệ khỏi khói bụi và ngọn lửa cũng như có cơ hội di chuyển đến nơi an toàn hơn.
Chính vì vậy, sản phẩm này rất được ưa chuộng thời gian gần đây và người dùng cũng cảm thấy an tâm hơn khi sở hữu loại kính chống cháy cách nhiệt trong ngôi nhà của mình.
Tiêu chuẩn của kính chống cháy
Hiện nay, tại Việt Nam quy định rất nghiêm ngặt đối với những sản phẩm kính chống cháy trên thị trường. Cụ thể, quá trình sản xuất phải luôn tuân theo các tiêu chuẩn sau đây:
– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7455:2013 về Kính xây dựng – Kính phẳng tôi nhiệt (kính cường lực)
– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8648:2011 về Kính xây dựng – Các kết cấu kiến trúc có lắp kính – Phân loại dựa trên khả năng chịu lửa
– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1:1999) về yêu cầu thử nghiệm tính chịu lửa – Các bộ phận thuộc công trình xây dựng
Nếu một sản phẩm đáp ứng đúng với các tiêu chuẩn nêu trên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng cách nhiệt và chống cháy của chúng sẽ đem lại sự an toàn tuyệt đối.
Thiết kế kích thước tiêu chuẩn và độ dày của kính:
STT | Độ dày
(mm) |
Kích thước nhỏ
(mm) |
Kích thước vừa
(mm) |
Kích thước lớn
(mm) |
1 | 4 | 150 x 300 | 500 x 700 | 1500 x 2200 |
2 | 5 | 150 x 300 | 500 x 700 | 1500 x 2200 |
3 | 6 | 150 x 300 | 500 x 700 | 1500 x 2200 |
4 | 8 | 150 x 300 | 500 x 700 | 1500 x 2200 |
5 | 10 | 150 x 300 | 500 x 700 | 1500 x 2200 |
6 | 12 | 150 x 300 | 500 x 700 | 1500 x 2200 |
7 | 15 | 150 x 300 | 500 x 700 | 1500 x 2200 |
8 | 19 | 150 x 300 | 500 x 700 | 1500 x 2200 |
>>> Xem thêm: Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC tiêu chuẩn [MỚI 2022]
Ứng dụng của kính chống cháy
Nhờ vào khả năng chống cháy vượt bật đã qua sự kiểm định của cơ quan có thẩm quyền, nên loại kính chống lửa này có tính ứng dụng cao. Sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình xây dựng yêu cầu về độ an toàn lớn như bệnh viện, trường học, trung tâm mua sắm, khu chung cư đông đúc, kho xưởng, nhà máy sản xuất,… Và kính thông thường dùng để:
– Làm cửa kính chống cháy: Thường là loại cửa có khung kim loại bọc xung quanh viền lớp kính dùng cho nhà chung cư, nhà máy, siêu thị, hay văn phòng và có thể mở từ 2 chiều.
– Làm vách kính cho tàu biển, máy bay: Đây là hai phương tiện phải chịu áp lực khá lớn khi di chuyển và kính chống cháy lại có độ bền cao sẽ giúp người bên trong được an toàn hơn.
– Làm cửa thép chống cháy: Nhằm mục đích khi có hỏa hoạn xảy ra có thể vừa ngăn được ngọn lửa, lại thuận lợi cho việc quan sát qua ô kính.
– Làm vách kính chống cháy: Vách kính chống cháy được dùng như một giải pháp làm vách ngăn lửa trong kho xưởng hay nhà máy chứa vật dễ cháy nổ, nhưng vẫn lấy được sáng cho không gian bên trong.
Các loại kính chống cháy phổ biến trên thị trường
Phân loại kính chống lửa thường người ta sẽ dựa trên thời gian chịu lửa và kích cỡ của kính. Dưới đây là một số loại kính cơ bản được sử dụng rộng rãi trên thị trường, đó là:
– Kính chống cháy 30 phút: Đúng như tên gọi, loại kính này có khả năng ngăn chặn tối đa ngọn lửa và khói bụi độc hại trong khoảng 30 phút. Đây cũng là một khoảng thời gian tương đối dài, nhờ vào kết cấu bên trong chứa chất gel chống cháy nên nhiệt độ từ 800 – 1000 sẽ không bị vỡ.
– Kính chống cháy 60 phút, 90 phút, 120 phút và 150 phút: Tương tự như trên, thời gian những dòng kính này ngăn cản được lửa xâm nhập vào bên trong sẽ ứng với tên gọi của nó. Và độ dày của kính càng lớn thì khả năng chống cháy sẽ lâu hơn, như kính 120 phút sẽ có độ dày rơi vào khoảng 34mm và 150 phút là 43mm,…
– Kính chống cháy loại E: Loại kính này có thời gian chống lửa trong khoảng từ 60 đến 120 phút. Tuy nhiên, kính loại E lại không cách được nhiệt vì sản phẩm có cấu tạo từ hai lớp khí đơn và ở giữa là lớp khí trơ nên chỉ chống cháy cơ bản. Cũng do vậy, mà sản phẩm có giá thành khá thấp.
– Kính chống cháy loại EW: Loại kính này ngăn cản được lửa và khói bụi phân tán từ bên ngoài trong khoảng từ 60 đến 150 phút. Với cấu tạo gồm 2 lớp kính và ngăn giữa bởi lớp keo trong suốt có thể cách được một phần nhiệt truyền qua kính.
– Kính chống cháy loại EI: Là loại có thời gian chống cháy cao nhất, trong khoảng từ 60 đến 180 phút và cách được nhiệt hoàn toàn. Vì là dòng cao cấp nên các sản phẩm như kính chống cháy EI 70, EI 45, EI 90 hay EI 120 đều có giá thành khá cao.
Phân tích ưu và nhược điểm của kính chống cháy
Ưu điểm:
– Khả năng chịu nhiệt cao, có thể lên đến 1000 độ C. Vì trong kính có chất làm chậm cháy, nên cả khi tiếp xúc đám cháy kính vẫn ít khi gặp phải tình trạng sốc nhiệt gây nổ hay vỡ vụn.
– Chống cháy, ngăn chặn sự phân tán và lan rộng lửa, khói bụi, các khí độc hại giúp mọi người có nhiều thời gian thoát ra ngoài an toàn.
– Kính chịu được lực tác động lớn gấp 6 đến 12 lần so với loại kính thông thường và gấp khoảng 3 lần đối với kính cường lực có cùng kích cỡ.
– Khi vỡ kính không bị rơi vãi mà được giữ lại bởi tấm lưới nên không gây nguy hiểm cho người xung quanh.
– Mang tính thẩm mỹ cao và đồng thời đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về PCCC đối với các công trình xây dựng.
– Trong suốt giúp dễ quan sát
Nhược điểm:
Có thể thấy, sản phẩm kính cường lực chống cháy này có khá nhiều ưu điểm nổi bật. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có những mặt hạn chế như giá thành quá cao, người thi công lắp đặt đòi hỏi phải tỉ mỉ và có kinh nghiệm, đặc biệt hơn là kính ngăn lửa không đứng riêng một mình mà cần kết hợp với vật liệu khác để làm thành cửa, vách,…
>>> Có thể bạn quan tâm: 4 thông tin về kiểm định bình chữa cháy quan trọng nhất
Kính chống cháy có phải là giải pháp chống cháy lý tưởng?
Bên cạnh kính chống cháy thì ngày nay người dùng cũng rất ưa chuộng việc sử dụng các tấm chống cháy BA-60M hay tấm thạch cao chống cháy Knauf Fireshield của Firetek. Vì 2 sản phẩm đều có nhiều tính năng nổi trội giúp công tác PCCC trở nên đơn giản hơn.
Ưu điểm của tấm chống cháy BA-60M là được làm từ nguyên liệu chính MGO an toàn cho người dùng, khả năng chịu nhiệt lớn hơn 1000 độ C, chống nước, chịu lực tốt, cách âm và dễ dàng thi công lắp đặt.
Ưu điểm của tấm thạch cao chống cháy Knauf Fireshield là thử nghiệm chống cháy thành công cho ứng dụng bọc ống gió EI 30, EI 45, độ dày 9.5mm giúp thuận tiện lắp đặt, cách âm tốt và được làm bằng vật liệu an toàn, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, công ty Firetek còn là đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp và thi công ống gió, cửa gió, van gió cùng các phụ kiện của hệ thống thông gió. Cam kết mang lại cho khách hàng những giải pháp chống cháy chất lượng, với mức giá siêu ưu đãi.
Tất cả các sản phẩm tại Firetek trước khi cho sản xuất hàng loạt để đưa ra thị trường, đều đã trải qua quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt bởi cơ quan có thẩm quyền. Nên chúng tôi có thể đảm bảo rằng những vật tư và phụ kiện cho hệ thống PCCC tại đây, đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về kính chống cháy, hy vọng qua bài viết này bạn có thêm nhiều kiến thức thật hữu ích và lựa chọn cho công trình của mình sản phẩm PCCC phù hợp đem lại hiệu quả cao. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm mua tấm chống cháy, tấm thạch cao và nhiều phụ kiện thông gió khác. Hãy liên hệ cho Công ty Firetek thông qua số hotline để được tư vấn và báo giá chi tiết.