4 thông tin về kiểm định bình chữa cháy quan trọng nhất

Để bình chữa cháy có thể hoạt động tốt, thực sự phát huy tác dụng và hỗ trợ công tác chữa cháy, mang đến sự an toàn cho con người và tài sản trước tình trạng những vụ cháy nổ đang xảy ra liên tục tại các gia đình, căn hộ, cửa hàng,.. Thì cần phải thực hiện công tác kiểm định bình chữa cháy. Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin quan trọng cần nắm về kiểm định thiết bị PCCC, bình chữa cháy trong bài chia sẻ mà Firetek mang đến bên dưới đây.

Tìm hiểu chung về kiểm định bình chữa cháy 

Kiểm định bình chữa cháy là như thế nào?

Kiểm định bình chữa cháy được biết là hoạt động kiểm định, đánh giá tình trạng kỹ thuật của bình chữa cháy dựa theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn an toàn sau khi chế tạo của thiết bị PCCC này. Bình chữa cháy sẽ cần được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng về sau. 

Các đơn vị kiểm định thiết bị PCCC sẽ dựa vào 3 yếu tố để tiến hành kiểm định cho bình chữa cháy:

– Kiểm định mẫu mã, chủng loại 

– Kiểm định các thông số kỹ thuật có liên quan đến chất lượng bình chữa cháy

– Kiểm tra thông tin nguồn gốc xuất xứ, số seri, thời gian sản xuất và các thông số kỹ thuật liên quan

Theo điểm 5 ở Điều số 39 của Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ đã quy định. Những phương tiện, thiết bị PCCC sản xuất mới trong nước hay được nhập khẩu đều phải được kiểm định chất lượng, mẫu mã, chủng loại theo quy định của Bộ Công An đề ra. Điều này cho thấy kiểm định thiết bị PCCC nói chung và kiểm định bình cứu hỏa nói riêng là điều bắt buộc cần làm. Việc kiểm định này có thể do cơ sở cung cấp hoặc phía người sử dụng đề nghị.

>>> Xem thêm: Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC tiêu chuẩn [MỚI 2022]

Công tác kiểm tra, kiểm định bình chữa cháy

Sau đây là một số thông tin quan trọng về hoạt động kiểm tra, kiểm định bình chữa cháy và các quy định bố trí mật độ bình cứu hỏa mà bạn cần nắm:

Phân loại bình chữa cháy

Theo quy định hiện nay bình chữa cháy đang được phân thành 5 loại gồm:

– Bình chữa cháy có áp suất nén, chất chữa cháy là dạng bọt hoặc nước (Loại 1)

– Bình chữa cháy có áp suất nén, chất chữa cháy dạng bột (Loại 2)

– Bình chữa cháy dùng chai khí đẩy có chất chữa cháy là bọt hoặc nước (Loại 3)

– Bình chữa cháy dùng chai khí đẩy có chất chữa cháy là bột (Loại 4)

– Bình chữa cháy chứa khí (Loại 5)

Những công việc cần làm khi kiểm định bình chữa cháy 

Khi kiểm định bình chữa cháy sẽ được thực hiện:

– Kiểm tra bên ngoài thân bình xem tình trạng rỉ sét để đưa ra quyết định bảo dưỡng tiếp tục sử dụng hay thay mới

– Kiểm tra, cân lượng chất chữa cháy và đối chiếu với khối lượng ghi trên bình khi đưa vào sử dụng lần đầu

– Kiểm tra lăng phun, vòi phun của bình chữa cháy

– Kiểm tra đồng hồ đo áp suất bình chữa cháy

– Kiểm tra vận hành, khả năng kiểm soát tự xả của bình

– Kiểm tra tình trạng ăn mòn bình (áp dụng cho các loại bình dùng chai khí đẩy có chất chữa cháy dạng bột hoặc nước)

– Với bình chữa cháy dạng bột sẽ kiểm tra dấu hiện vón cục của bột

Thời gian kiểm định định kỳ bình chữa cháy

Thời gian để tiến hành kiểm định bình chữa cháy sẽ tùy theo nguy cơ cháy nổ ở cơ sở ở mức cao, trung bình hay thấp mà sẽ phân chia thành các khoảng thời gian kiểm tra từ 3 tháng – 12 tháng/ lần. Trong đó:

– Với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao: kiểm tra định kỳ 3 tháng/ lần

– Với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ ở mức trung bình: kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần

– Các cơ sở có nguy cơ cháy nổ thấp: kiểm tra định kỳ 12 tháng/ lần

>>> Xem thêm: Sạc bình chữa cháy và những thông tin bạn cần biết

Quy định về mật độ bố trí bình chữa cháy 

Ngoài ra bạn cũng cần biết thêm những thông tin, quy định về mật độ bố trí bình chữa cháy trong công trình để công tác kiểm tra dễ dàng hơ, đảm bảo an toàn trong trường hợp có cháy nổ xảy ra. Theo quy định chung, bình chữa cháy sẽ cần bố trí theo các yêu cầu:

– Ở mỗi công trình phải đảm bảo số lượng bình cứu hỏa tối thiểu cần có để bảo vệ tốt nhất khi gặp các mối nguy hiểm. Tại những cơ sở có mối nguy hiểm đặc biệt thì sẽ cần mật độ bố trí bình chữa cháy nhiều hơn hoặc sử dụng các loại bình chữa cháy cho hiệu quả hoạt động tốt hơn. Ví dụ như tại những vị trí có đồ vật tồn chứa cao sẽ cần sử dụng đến các loại bình chữa cháy cho khả năng phun được chiều thẳng đứng

– Cần bố trí bình cứu hỏa sao cho có thể bảo vệ tốt kết cấu toàn bộ công trình và chú ý đến các mối nguy hiểm ẩn chứa bên trong

– Ở những khu vực có người thì cần xác định mối nguy hiểm ở mức thấp, cao hay trung bình; xem xét số lượng người, lứa tuổi để đưa ra tính toán, nhận định trong các trường hợp có cháy nổ xảy ra

Trong quy định còn chỉ ra được việc bố trí mật độ, công suất bình cứu hỏa với các mối nguy hiểm loại A, loại B theo bảng sau đây:

Loại nguy hiểm Công suất bình chữa cháy mức nhỏ nhất Khoảng cách di chuyển từ bình chữa cháy đến vị trí xa nhất Diện tích bảo vệ lớn nhất của 1 bình cứu hỏa
Thấp 2 – A 20m 300m2
Trung bình 3 – A 20m 150m2
Cao 4 – A 15m 100m2
Trong đó: 2 bình chữa cháy kiểu nước với công suất 2 – A khi được bố trí liền kề nhau có thể sử dụng thực hiện các yêu cầu tương tự với bình chữa cháy công suất 3 – A, 4 – A.

Bảng 1 – Quy định bố trí mật độ, công suất bình chữa cháy cho mối nguy hiểm loại A

Loại nguy hiểm Công suất chữa cháy lớn nhất Khoảng cách di chuyển từ bình chữa cháy đến vị trí xa nhất Diện tích bảo vệ lớn nhất của 1 bình cứu hỏa
Thấp 55 B 15m 300m2
Trung bình 144 B 15m 150m2
Cao 233 B 15m 100m2

Bảng 2 – Quy định bố trí mật độ, công suất bình chữa cháy cho mối nguy hiểm loại B

Việc bố trí mật độ bình chữa cháy, công suất theo 2 bảng trên sẽ giúp hạn chế được tốt mức độ nguy hiểm khi có các trường hợp cháy nổ  bất ngờ xảy ra.

Lý do cần phải kiểm định bình chữa cháy

Chúng ta ai cũng đều biết vai trò của bình chữa cháy là cực kỳ quan trọng trong hệ thống PCCC tại các công trình lớn nhỏ. Do đó nên việc kiểm định bình chữa cháy định kỳ sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ, giúp xử lý nhanh và hiệu quả các trường hợp bất ngờ có cháy nổ xảy ra. 

Nếu bình chữa cháy được kiểm định, kiểm tra định kỳ sẽ giúp cho ban quản lý công trình kiểm soát tốt chất lượng bình chữa cháy, biết lượng chất bình chữa cháy còn hay đã hết, có đang gặp vấn đề gì hay không. Nhờ đó mà có thể đưa bình chữa cháy đi nạp thêm, sửa chữa hoặc thay mới. Vì các bình chữa cháy kiểm định không đạt yêu cầu, đã hết hạn sử dụng hay lượng chất chữa cháy không còn thì sẽ không thể xử lý tốt được trong tình huống có đám cháy xảy ra. Điều này sẽ gây nên rất nhiều hậu quả nặng nề, đáng tiếc về sau khi vừa ảnh hưởng đến tài sản, con người và cả công trình.

Quy định về tiêu chuẩn an toàn của bình chữa cháy

Những quy định về tiêu chuẩn an toàn của bình chữa cháy mà bạn cần quan tâm gồm: 

– Quy chuẩn kỹ thuật 01:2008/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực

– Tiêu chuẩn Việt Nam 8366:2010 Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo

– Quy chuẩn kỹ thuật 6155:1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;

– Quy chuẩn kỹ thuật 6156:1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;

– Quy chuẩn kỹ thuật 6008:2010 Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

Để kiểm định kỹ thuật an toàn bình chữa cháy có thể áp dụng các tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng hoặc cơ sở chế tạo. Tuy nhiên phải có các chỉ tiêu kỹ thuật an toàn ở mức bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia.

>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu thi công PCCC uy tín

Địa chỉ kiểm định phòng cháy chữa cháy

Đơn vị kiểm định thiết bị PCCC nào có thể thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định?” đây ắt hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện để kiểm định thiết bị PCCC hay bình chữa cháy thì bạn có thể lựa chọn một trong các địa chỉ sau:

– Cục trưởng cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định với các phương tiện, thiết bị PCCC. Điều này được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP

– Giám đốc Cảnh sát PCCC cấp tỉnh sẽ có thể thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định với phương tiện, thiết bị PCCC được quy định ở các mục 2, 7, 8, 9 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP

– Hoặc chọn sử dụng dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC tại các đơn vị khác được Bộ Công An cho phép kiểm định được quy định tại Phụ lục V ban hành theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Sau đó khi có kết quả kiểm định sẽ phải gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định để đề nghị Cục trưởng cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ hay giám đốc Cảnh sát PCCC cấp tỉnh có thẩm quyền kiểm định để xem xét, cấp giấy chứng nhận.

Trên đây là tất cả thông tin quan trọng mà bạn cần nắm về kiểm định bình chữa cháy, thiết bị PCCC. Tuân thủ đúng theo các quy định về kiểm tra, kiểm định bình cứu hỏa sẽ giúp hạn chế tốt những thiệt hại về tài sản, thương vong có thể xảy ra khi gặp cháy nổ. Nếu cần tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ đến số hotline 0975250114 để được Firetek hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *