Huấn luyện PCCC trong doanh nghiệp và các lưu ý không thể bỏ qua

Chúng ta đều biết phòng và chữa cháy là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức nên doanh nghiệp ngoài việc trang bị đầy đủ các dụng cụ, bên cạnh đó cũng cần phải bồi dưỡng cả nghiệp vụ về PCCC cho toàn thể nhân viên. Để kịp thời ứng phó với các sự cố cháy nổ xảy ra, thì đây được xem là một hoạt động quan trọng giúp hạn chế những tổn thất về người và của tại cơ sở. Vậy bạn có biết quy trình huấn luyện PCCC đối với doanh nghiệp cụ thể và có quy định như thế nào hay không? Nếu chưa, hãy cùng Firetek đi tìm hiểu thật chi tiết những thông tin về huấn luyện PCCC trong doanh nghiệp thông qua bài viết sau đây!

Vai trò của công tác huấn luyện PCCC trong tình hình hiện nay

Không phải tự nhiên nhà nước lại quy định và bắt buộc tất cả doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam phải mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC thường niên cho mọi nhân viên. Với tình trạng hỏa hoạn xảy ra ngày mỗi tăng cao (theo thống kê vào năm 2017 có tới hơn 3000 vụ cháy trên toàn quốc), gây ra những mất mát to lớn không chỉ về tài sản vật chất mà còn là tính mạng con người.

Nguyên nhân đến từ nhiều lý do, tuy nhiên chiếm một phần lớn trong số đó là do sự thiếu hiểu biết về PCCC. Chính vì điều này, nên cần có nhiều khóa huấn luyện PCCC trong doanh nghiệp để mọi người được thực hành thao tác dựa trên tình huống mô phỏng thực tế.

Trong trường hợp không may sự cố xảy xa, mọi đối tượng đều có thể hỗ trợ lẫn nhau tham gia chữa cháy và khi đã nắm được quy trình chuẩn đảm bảo công tác dập tắt đám cháy cũng hiệu quả hơn, hạn chế thiệt hại đáng kể.

Ngoài thực hành, khóa huấn luyện còn cung cấp cho bạn những kiến thức hay lưu ý về các chất, tình huống nào dễ xảy ra cháy nổ để phòng tránh. Hướng dẫn cách sử dụng các loại bình chữa cháy đúng chức năng của chúng, như đám cháy xuất phát từ chất rắn, chất lỏng, chất khí thì nên dùng bình nào.

Và mục đích cuối cùng của các buổi huấn luyện chính là muốn giáo dục và củng cố ý thức của mỗi cá nhân về việc bảo vệ bản thân, những người xung quanh và tài sản chung.

vai tro cua huan luyen PCCC

>>> Xem thêm: 6 thông tin huấn luyện PCCC mới nhất [NEW 2022]

Các quy định chung nhất về huấn luyện PCCC

Theo Luật phòng và chữa cháy quy định về huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp, cụ thể:

Về đối tượng

Tại Khoản 1 Điều 16 theo Thông tư 66/2014/TT-BCA, những đối tượng cần được bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC bao gồm:

– Người có chức danh chỉ huy công tác chữa cháy tại đơn vị (tại Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy).

– Các thành viên thuộc đội dân phòng, đội PCCC cơ sở.

– Người thường xuyên phải làm việc, tiếp xúc trong môi trường có nguy cơ cháy nổ cao.

– Người điều khiển hoặc làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách nhiều hơn 29 chỗ ngồi.

– Người vận chuyển hàng hóa, chất liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu, gas,…

– Người làm trong các nhà máy sản xuất, cung ứng thiết bị và phương tiện phòng cháy chữa cháy.

– Các đối tượng được yêu cầu đi huấn luyện, thành viên của đội PCCC rừng, người làm nhiệm vụ PCCC tại tổ chức

Về cơ cấu tổ chức

Thông thường, người đứng đầu các công ty, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm trực tiếp đứng ra tổ chức mở lớp huấn luyện PCCC cho những đối tượng thuộc phạm vi quản lý của họ.

Trường hợp doanh nghiệp không tự tổ chức được thì cần phải làm đơn đề nghị mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và gửi cho phòng Cảnh sát PCCC để hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ đến các cơ sở cung cấp dịch vụ này xác nhận đã đủ điều kiện và được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép hoạt động. Và toàn bộ chi phí trên sẽ do doanh nghiệp hoặc từng cá nhân khi tham gia buổi huấn luyện chịu trách nhiệm chi trả.

quy dinh chung ve huan luyen PCCC

>>> Xem thêm: Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Về thời gian

Thời gian huấn luyện PCCC trong doanh nghiệp về cơ bản sẽ chia thành 3 lần như sau:

Lần đầu tiên

Theo Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định đối với những thành viên của đội PCCC chuyên ngành sẽ phải kéo dài từ 33 đến 48 giờ và những đối tượng còn lại từ 16 đến 24 giờ.

Lần thứ hai

Đây là thời gian tham gia bồi dưỡng lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, sau khi hết thời hạn sử dụng thì tối thiểu các thành viên phải trải qua đào tạo trong 16 giờ và riêng đội PCCC chuyên ngành là 32 giờ.

Lần thứ ba

Là thời gian huấn luyện bổ sung các kiến thức hằng năm, lúc này người tham gia chỉ cần dành tối thiểu 8 giờ để học nghiệp vụ về PCCC và thành viên tổ PCCC chuyên ngành là 16 giờ.

huan luyen PCCC cho DN

Về các loại giấy tờ chứng nhận và các loại hồ sơ

Sau khi, hoàn thành đúng quy định về thời gian khóa huấn luyện, tất cả học viên đều được cấp giấy chứng nhận đã huấn luyện PCCC. Thời hạn là 2 năm tính từ ngày cấp, nếu hết hạn các học viên phải tham gia lại tương tự như trước để cấp lại giấy mới.

Về các loại hồ sơ đề nghị huấn luyện và cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC đối với:

Đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, huấn luyện

– Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện PCCC (mẫu PC21 ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

– Kế hoạch, nội dung và quy trình huấn luyện PCCC đối với doanh nghiệp.

– Danh sách trích ngang lý lịch của những người sẽ tham gia vào buổi huấn luyện.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị được huấn luyện 

– Danh sách trích ngang lý lịch của những người đăng ký tham gia vào buổi huấn luyện.

– Văn bản đề nghị mở lớp tổ chức, hướng dẫn huấn luyện và cấp chứng nhận.

Cá nhân có nhu cầu hoặc xin cấp lại: Cần có văn bản đề nghị đã tham gia các buổi huấn luyện và cấp chứng nhận. Riêng trường hợp giấy chứng nhận bị hư hỏng hay bị mất có thể yêu cầu được cấp lại, nhưng phải có văn bản đề nghị cấp, đổi mới chứng nhận huấn luyện (mẫu PC24 theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

Nội dung huấn luyện PCCC tại các doanh nghiệp

Đối với nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC sẽ được chia thành 2 phần là:

Lý thuyết

Về nội dung lý thuyết, bắt đầu bằng việc cập nhật tình hình cháy nổ mới nhất trong nước và tại địa phương, nơi mà doanh nghiệp hiện đang hoạt động. Dựa vào những văn bản quy định trong Luật PCCC, Nghị định 79/2014/NĐ-CP, Nghị định 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Thông tư 66/TT-BCA những kiến thức PCCC, biện pháp, phương pháp như:

– Tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia vào công tác phòng và chữa cháy.

– Xây dựng biện pháp và các chiến thuật PCCC.

– Xây dựng phương pháp và thực tập chữa cháy.

– Hướng dẫn bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng đúng cách các dụng cụ hỗ trợ công tác PCCC được trang bị tại doanh nghiệp.

– Kiểm tra độ an toàn trong công tác PCCC và tìm hiểu về quy trình chữa cháy tiêu chuẩn.

noi dung huan luyen PCCC

>>> Xem thêm: Hiểu đúng về biện pháp phòng cháy chữa cháy

Thực hành

Người nhận nhiệm vụ xây dựng phương án PCCC sẽ chịu trách nhiệm tổ chức cho mọi người thực tập phương án phù hợp theo đặc điểm và tính chất công việc của từng doanh nghiệp.

Phương án chữa cháy phải được tổ chức diễn tập tại công ty/ doanh nghiệp tối thiểu 1 lần hằng năm (hoặc có thể thực tập đột xuất khi được yêu cầu).

Ở nội dung thực hành, thường các đối tượng tham gia vào lớp huấn luyện sẽ được thử dập tắt đám cháy xuất phát từ chất rắn, chất lỏng hay bình gas rò rỉ bằng bình cứu hỏa xách tay cũng như học cách bảo vệ bản thân không để bị ngạt khói, ngọn lửa tấn công. 

thuc hanh PCCC cho doanh nghiep

Hy vọng qua bài chia sẻ trên đây của Firetek, các bạn đọc nắm được những điều quan trọng trong quy định về huấn luyện PCCC trong doanh nghiệp, từ đó hiểu biết các quy trình giải quyết và biện pháp tổ chức khi không may gặp sự cố hỏa hoạn, để đảm bảo được an toàn tuyệt đối.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *