Phòng cháy chữa cháy là công tác, trách nhiệm của mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo được an toàn cho tính mạng của con người cũng như tài sản. Ngoài việc lắp đặt, bố trí hệ thống PCCC cùng đầy đủ dụng cụ chữa cháy thì cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức cũng cần được huấn luyện PCCC, nắm vững nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC.
Cùng Firetek tìm hiểu chi tiết 6 thông tin mới nhất về huấn luyện PCCC trong bài viết sau đây.
Mục đích của công tác huấn luyện PCCC
Mục đích của công tác huấn luyện PCCC cho các doanh nghiệp, công ty, tổ chức nhằm để:
– Các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức có thể nắm được vững vàng những kiến thức cơ bản về công tác phòng cháy chữa cháy tại đơn vị, doanh nghiệp của mình
– Củng cố kiến thức và trách nhiệm về việc phòng cháy chữa cháy trong mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
– Trang bị và cập nhật những kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy để mọi người biết cách xử lý trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra bất ngờ
– Hướng dẫn và thực hành cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, nắm vững kỹ năng thoát nạn khi xuất hiện hỏa hoạn
– Phổ biến một số quy định mới trong Luật Phòng cháy Chữa cháy
>>> Xem thêm: Thuyết minh biện pháp thi công PCCC – FIRETEK
Đối tượng tham gia huấn luyện PCCC
Huấn luyện PCCC lần đầu hay các đợt huấn luyện phòng cháy chữa cháy định kỳ đều là các khóa huấn luyện bắt buộc để giúp bổ sung kiến thức, cập nhật thông tin mới về PCCC cho mọi đối tượng. Ở quy định Khoản 1 Điều số 16 Thông tư 66/2014/TT-BCA thì những đối tượng cần tham gia công tác huấn luyện phòng cháy chữa cháy gồm:
– Người chịu trách nhiệm chỉ huy phòng cháy chữa cháy
– Các cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC chuyên ngành và đội PCCC cơ sở
– Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy
– Những người làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phương tiện PCCC
– Những cá nhân có yêu cầu cần được huấn luyện, bồi dưỡng các nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
Thời gian huấn luyện PCCC
Tùy thuộc vào khóa huấn luyện lần đầu, huấn luyện lại để cấp lại giấy chứng nhận hay huấn luyện bổ sung, cập nhật kiến thức mà sẽ có thời gian khác nhau.
Huấn luyện lần đầu
– Theo quy định tại Điểm C Khoản 1 Điều số 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì các đối tượng là thành viên đội PCCC chuyên ngành sẽ cần được huấn luyện trong thời gian từ 32 giờ – 48 giờ.
– Các đối tượng còn lại sẽ có thời gian huấn luyện tối thiểu từ 16 giờ – 24 giờ
Huấn luyện lại
– Đợt huấn luyện phòng cháy chữa cháy lại để cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC sau khi giấy chứng nhận cũ đã hết hạn sử dụng sẽ có thời gian tối thiểu là 16 giờ với các đối tượng khác.
– Còn với các thành viên đội PCCC chuyên ngành thì thời gian huấn luyện lại sẽ là 32 giờ
Huấn luyện bổ sung, cập nhật kiến thức định kỳ hàng năm
Thời gian huấn luyện bổ sung, cập nhật kiến thức về Luật PCCC định kỳ hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy tối thiểu sẽ là 16 giờ cho các đội viên đội PCCC chuyên ngành và tối thiểu 8 giờ cho các đối tượng khác.
>>> Xem thêm: 4 thông tin về kiểm định bình chữa cháy quan trọng nhất
Nội dung công tác huấn luyện PCCC
Nội dung lý thuyết
– Cập nhật các thông tin về tình hình cháy nổ trong nước, tại địa phương nơi mà doanh nghiệp hay tổ chức đang hoạt động và kèm theo phân tích nguyên nhân thực trạng cháy nổ.
– Biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác huấn luyện PCCC định kỳ
– Triển khai các nội dung cơ bản về Luật PCCC sửa đổi cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành
– Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về Phòng cháy chữa cháy như: Luật PCCC, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, Thông tư số 66/TT-BCA
– Nắm kiến thức cơ bản về Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn Cứu hộ
– Cách xây dựng phương án chữa cháy tại cơ sở: biện pháp và kỹ năng thực hiện
– Hướng dẫn cách bảo quản, sử dụng các phương tiện chữa cháy được trang bị tại cơ sở, doanh nghiệp
– Phương pháp kiểm tra an toàn PCCC cho đơn vị, doanh nghiệp
– Phương pháp tổ chức Cứu nạn Cứu hộ và bảo vệ tài sản trong quá trình có cháy nổ xảy ra
– Quy trình chữa cháy
– Quy trình cứu chữa cho một vụ hỏa hoạn
Nội dung thực hành
– Người có trách nhiệm chỉ huy PCCC sẽ thực hiện xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy và tổ chức thực tập phương án chữa cháy phù hợp với từng tình hình, đặc điểm nghề nghiệp của đơn vị doanh nghiệp
– Diễn tập phương án chữa cháy ít nhất 1 năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu
– Thực hành dùng bình chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy và xử lý tình huống cụ thể xảy ra
Tổ chức huấn luyện PCCC
Người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện PCCC cho các cán bộ công nhân viên thuộc phạm vi quản lý. Trong trường hợp các doanh nghiệp không thể tự tổ chức được các lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy thì sẽ cần có đơn đề nghị Cảnh sát PCCC tổ chức lớp huấn luyện hoặc liên hệ đến các trung tâm, đơn vị uy tín có cung cấp dịch vụ huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp đã được Bộ Lao động Thương Binh và Xã Hội cấp phép.
Chi phí tổ chức huấn luyện phòng cháy chữa cháy
Hiện vẫn chưa có mức chi phí cụ thể cho việc tổ chức tập huấn, huấn luyện phòng cháy chữa cháy nhưng căn cứ theo Thông tư sooso 139/2010/TT-BTC thì chi phí tổ chức lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC gồm các khoản:
– Chi phí thù lao cho giảng viên, tài liệu học tập; chi phí thuê hội trường phòng học, chuẩn bị thiết bị phục vụ học tập (nếu có)
– Chi phí tổ chức để các học viên khảo sát và thực tế (nếu có)
– Chi phí in và cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận PCCC
Kinh phí tổ chức các lớp huấn luyện đều sẽ do doanh nghiệp, các cá nhân tham gia chịu trách nhiệm chi trả.
>>> Xem thêm: Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC tiêu chuẩn [MỚI 2022]
Giấy chứng nhận PCCC
Sau khi hoàn thành các lớp huấn luyện PCCC sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy do Cảnh sát PCCC và CHCN tỉnh cấp. Tuân theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP giấy chứng nhận có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc trong thời gian 5 năm kể từ ngày cấp. Khi hết thời hạn sẽ cần tiến hành huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận mới.
Hồ sơ đề nghị huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện PCCC
Hồ sơ đề nghị huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy như sau:
Với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự tổ chức huấn huyện
Hồ sơ gồm có: văn bản đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện PCCC; Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện phòng cháy chữa cháy; Danh sách trích ngang lý lịch của những người được huấn luyện
Với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không tự tổ chức huấn luyện
Hồ sơ gồm có: văn bản đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện PCCC; Danh sách trích ngang lý lịch của những người được huấn luyện
Với cá nhân có nhu cầu tham gia huấn huyện và cấp chứng nhận
Sẽ cần có văn bản đề nghị tham gia huấn luyện nghiệp vụ PCCC và cấp chứng nhận
Trên đây là 6 thông tin huấn luyện PCCC mới nhất tại doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành mà Firetek muốn chia sẻ đến cho các bạn. Thực hiện tốt và nắm vững nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy sẽ là giải pháp đảm bảo được sự an toàn cho con người, tài sản, biết cách xử lý trong các tình huống có hỏa hoạn bất ngờ xảy ra. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến huấn luyện nghiệp vụ PCCC hãy liên hệ đến số hotline 0975250114 để được Firetek hỗ trợ nhanh chóng!