Những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống PCCC sẽ cần phải nắm vững các quy định, tiêu chuẩn, quy phạm về phòng cháy chữa cháy để đảm bảo chất lượng, tính an toàn cho công trình theo tiêu chuẩn của pháp luật. Sau đây là thuyết minh biện pháp thi công PCCC được Firetek tổng hợp lại để giúp các bạn nắm chi tiết về những thông tin này hỗ trợ công tác thiết kế, thi công, lắp đặt cũng như phòng chống sự cố phòng cháy chữa cháy.
Các quy định, tiêu chuẩn, quy phạm ứng dụng về thi công PCCC
Sau đây là các quy định, tiêu chuẩn và quy phạm ứng dụng về thi công phòng cháy chữa cháy dành cho hệ thống chữa cháy ở các công trình, trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê đã được quy định cụ thể, rõ ràng thông qua các văn bản quy phạm pháp luật:
– Luật PCCC số 27/2001/QH10 năm 2001
– Tiêu chuẩn Việt Nam 3254 – 1989 về An toàn cháy – Yêu cầu chung
– Tiêu chuẩn Việt Nam 2622 – 1995 về Phòng chống cháy cho nhà và công trình
– Tiêu chuẩn Việt Nam 5760 – 1993 về Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
– Tiêu chuẩn Việt Nam 5739 – 1993 về Thiết bị chữa cháy – Đầu nối
– Tiêu chuẩn Việt Nam 5740 – 1993 về Thiết bị chữa cháy – Vòi chữa cháy sợi tổng hợp tráng cao su
– Tiêu chuẩn Việt Nam 6379 – 1998 về Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật
– Tiêu chuẩn Việt Nam 4513 – 1998 về Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
– Tiêu chuẩn xây dựng 20TCN 33 – 85 về Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình – Yêu cầu thiết kế
– Tiêu chuẩn Việt Nam 7435 – 1 – 2004 (ISO 11620 – 1:2000) về Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy
– Tiêu chuẩn Việt Nam 3890 – 2009 về Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
>>> Xem thêm: Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC tiêu chuẩn [MỚI 2022]
Thuyết minh về thi công hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm các thiết bị tự động phát tín hiệu cháy để thông báo khu vực cháy. Hệ thống này được lắp đặt nhằm mục đích giám sát các khu vực công trình. Một hệ thống báo cháy tự động sẽ gồm nhiều thiết bị như: Trung tâm báo cháy; đầu báo cháy tự động; các loại module điều khiển; đèn báo cháy, chuông, nút ấn; các loại dây dẫn nguồn; ống PVC bảo vệ nguồn cung cấp và dây dẫn.
Tín hiệu báo cháy sẽ được tủ trung tâm xử lý, thông báo qua hệ thống loa báo, chuông, đèn báo cháy và các tủ trung tâm đã được lắp đặt tại những vị trí thuận tiện để con người quan sát thấy nhanh nhất có thể.
Nội dung lắp đặt
– Ở khu vực trong tòa nhà: Dùng đầu báo cháy tự động kết hợp cùng hệ thống báo cháy bằng tay (thông qua nút nhấn) được bố trí rải đều ở khắp các vị trí thuận tiện, dễ quan sát như cầu thang, hành lang thoát hiểm,..
– Ở khu vực văn phòng: Dùng các thiết bị báo cháy tự động (đầu báo cháy nhiệt gia tăng, đầu báo cháy khói quang điện) kết hợp cùng các sản phẩm báo cháy bằng tay có nút nhấn bố trí trong các khu vực để đảm bảo phát hiện được đám cháy nhanh chóng, kịp thời nhất.
– Hệ thống đèn và chuông báo cháy sẽ được đặt cách trần nhà từ 40cm – 50cm vừa giúp phát huy tốt tốc độ lan truyền âm thanh trong công trình vừa đảm bảo mỹ quan tốt hơn
– Những sản phẩm đầu báo khói, báo nhiệt được lắp đặt tại các vị trí phù hợp, tuân theo tiêu chuẩn PCCC hiện hành của nước ta
Biện pháp, quy trình thi công lắp đặt các thiết bị
Chuông báo cháy tự động
Hệ thống chuông báo cháy tự động được lắp đặt tại dọc các hành lang nơi có nhiều người thường xuyên qua lại. Với hệ thống thiết bị báo động bằng âm thanh sẽ cho cường độ âm thanh lớn hơn 100db để hoạt động tốt ở phạm vi bán kính 1m. Thiết bị chuông báo cháy tự động sẽ được đặt gần công tắc khẩn, cách mặt sàn độ cao từ 2.8m – 3.5m
Tủ trung tâm báo cháy
Tủ trung tâm báo cháy sẽ được bố trí lắp đặt trên tường cách mặt sàn từ 0.8m – 1m tại những nơi không có nguy cơ cháy nổ và luôn thường xuyên có người canh trực.
Đầu báo khói/ báo nhiệt
Hệ thống đầu báo khói/ báo nhiệt loại ION cho khả năng nhận biết dấu hiệu có hỏa hoạn nhờ vào hệ thống cảm ứng, thường được lắp đặt ở các khu vực trần nhà của kho bãi, phòng ốc, chung cư,..
Công tắc kéo khẩn
Công tắc kéo khẩn thường được đặt trên tường, cạnh vị trí các cấu kiện xây dựng với độ cao cách mặt sàn khoảng tầm 1.5m. Đồng thời chúng cũng được kết nối với hệ thống PCCC (cấp nước vách tường, Spinkler,..)
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu thi công PCCC uy tín
Thuyết minh về thi công hệ thống chữa cháy vách tường và Sprinkler
Cấu tạo hệ thống PCCC
Trong một hệ thống PCCC cho công trình gồm có các thiết bị chính như:
– Hộp chữa cháy vách tường: Được dùng cho các khu vực nhà kho, tầng hầm, văn phòng,.. Một hộp sẽ có 1 – 2 cuộn vòi vải tráng cao su loại D50 x 20m, van và lăng phun nước được đặt ở vị trí phù hợp cho công tác chữa cháy
– Trụ chữa cháy bên ngoài nhà: loại trụ D100 có 2 cửa ra D65 để đặt 2 cuộn vòi D65 x 20m
– Bình chữa cháy xách tay: gồm bình chữa cháy CO2 và bình chữa cháy dạng bột
-Hệ thống đường ống chính và đường ống cấp nước: D100 và D150; ống chạy vào trụ, hộp vách tường từ D80, D100, D150 và D50.
Các thiết bị chính trong hệ thống PCCC
– Hệ thống hộp chữa cháy vách tường lắp đặt trong nhà và ngoài nhà: Hệ thống chữa cháy vách tường được thiết kế và lắp đặt nhằm mục đích để con người dễ vận hành sử dụng trong các trường hợp có hỏa hoạn xảy ra, với các hộp chữa cháy thường được đặt tại các hành lang trong công trình. Hệ thống các đường ống chính (D100, D150) sẽ nối đến những đường ống nhánh (D50, D80, D100, D65). Từ những đường ống chính cũng sẽ cung cấp nước đến các trụ nước chữa cháy 2 họng D65 để chữa cháy bên ngoài công trình.
– Hệ thống chữa cháy Sprinkler: Hệ thống đường ống chính STK tạo thành mạch vòng với đầu phun Sprinkler có cường độ phun là 0.08l/s/m2. Cần được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam 6305 – 1: 1997 (ISO 6182 – 1:1993) PCCC – Hệ thống Sprinkler tự động
– Hệ thống máy bơm chữa cháy: Cung cấp đủ và liên tục nước chữa cháy theo yêu cầu với Q= 120m3/h. Chúng cũng cần tạo được một áp lực cần thiết để đưa nước đến được những vị trí cao nhất, xa nhất của công trình.
Phương pháp lắp đặt thiết bị hệ thống PCCC
– Lắp đặt hệ thống đường ống nước: Thi công lắp đặt trục mạch ống nước chính và các đường ống nhánh cần được thực hiện đồng thời cùng lúc với các công trình ngầm khác
– Mối ghép nối: Các mối nối trong trạm bơm đều phải được hàn kết nối thiết bị bằng mặt bích. Các nhánh phân phối đến các tầng thì mối nối hệ thống đường trục chính sẽ cần phải sử dụng phương pháp ren để đảm bảo độ kín, giữ được mức áp lực tiêu chuẩn. Với hệ thống van, trục đường ống khác thì phần mối nối cũng cần tuân thủ theo các quy định về kích thước, đường kính.
Thuyết minh về an toàn và biện pháp phòng chống sự cố PCCC
Cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tổ chức tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và pháp chế để đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống sự cố PCCC:
– Bố trí lắp đặt, sắp xếp các thiết bị máy móc đảm bảo trật tự, gọn gàng để tạo được khoảng cách an toàn cho con người di chuyển khi có sự cố xảy ra
– Hệ thống dây điện, cầu giao điện hay những chỗ tiếp xúc có khả năng tạo tia lửa cần được bố trí an toàn
– Bình cứu hỏa xách tay cần bố trí tại những vị trí thuận tiện, dễ sử dụng. Đồng thời cần kiểm tra thường xuyên các phương tiện chữa cháy để đảm bảo chúng luôn trong tình trạng sẵn sàng
– Những đồ vật dễ cháy cần được bố trí ở các khu vực riêng. Các chất dễ cháy (nhiên liệu, hóa chất) cần được đặt ở những nơi riêng biệt, trong kho chứa, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa
– Thiết bị bảo hộ cần được kiểm tra định kỳ, trang bị trong quá trình làm việc nhằm hạn chế tác hại của hóa chất đến cơ thể con người
– Tuân thủ những chế độ kỹ thuật, lắp đặt bảng chỉ dẫn vận hành và an toàn lao động
– Tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC cho Bộ Công An ban hành
– Thiết kế từ nơi xa nhất của tòa nhà đến nơi thoát hiểm tối đa là 25m
– Hệ thống chống sét tòa nhà cần được nối với 2 hệ tiếp địa riêng biệt. Cây tiếp địa cần phủ sơn bảo vệ và có độ dài tối thiểu là 2.4m, đầu tiếp địa cách mặt đất ít nhất 1.2m
Ngoài ra ban chỉ huy công trình cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi nâng cao kiến thức, tập luyện phòng cháy chữa cháy, chống cháy nổ cho toàn bộ các cán bộ công nhân viên thông qua những lớp tập huấn về PCCC. Tất cả các vấn đề nêu trên đều cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy do Bộ Công An ban hành.
>>> Xem thêm: Công ty thiết bị PCCC Hà Nội uy tín #1 tại Hà Nội – FIRETEK
Trên đây là những thông tin về thuyết minh biện pháp thi công PCCC mà Firetek muốn chia sẻ để giúp bạn hiểu hơn về những quy định, tiêu chuẩn, quy phạm liên quan đến thi công hệ thống PCCC trong quá trình thiết kế, thi công, lắp đặt và thực hiện các biện pháp phòng chống sự cố phòng cháy chữa cháy.
Công ty TNHH Cơ điện và Phòng Cháy Chữa Cháy Firetek là đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay chuyên sản xuất, cung cấp, thi công và lắp đặt các thiết bị PCCC. Nổi bật với các sản phẩm cửa gió, van gió, ống gió và phụ kiện hệ thống thông gió, hút khói mang đến những giải pháp công nghệ cho lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Để được cung cấp thêm nhiều thông tin khác về thuyết minh biện pháp thi công PCCC, cần tư vấn thi công PCCC cho công trình đảm bảo đạt tiêu chuẩn, tuân thủ đúng các quy định, tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật về thi công PCCC hãy liên hệ với Firetek qua:
– Địa chỉ: Tầng KT, CT2A khu đô thị mới Cổ Nhuế, ngõ số 234 Hoàng Quốc Việt, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
– Số hotline: 0975 250 114
– Email: kd.firetek@gmail.com