Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những trang thiết bị gì?

Có thể thấy thời gian gần đây, ở nước ta thường xuyên xuất hiện nhiều vụ cháy nổ lớn và kéo theo đó là những tổn thất không mong muốn về người cũng như là tài sản. Cho nên, nhu cầu lắp đặt hệ thống PCCC cũng ngày một tăng cao. Vậy bạn muốn biết công trình của mình phù hợp với loại hệ thống phòng cháy chữa cháy nào, hay chưa nắm rõ đặc tính của từng hệ thống khác nhau. Thì trong bài viết hôm nay, hãy cùng Firetek đi tìm hiểu chi tiết thế nào là hệ thống PCCC và những thiết bị cần có gồm những gì nhé!.

Tìm hiểu sơ lược về hệ thống phòng cháy chữa cháy

PCCC là một hoạt động thiết yếu không thể thiếu trong đời sống – xã hội và điều này liên quan đến sự an toàn của tài sản cũng như tính mạng con người nếu không may sự cố cháy nổ ập đến. 

Cụ thể, phòng cháy chữa cháy chính là những biện pháp giúp ngăn chặn hỏa hoạn xảy ra hoặc khống chế đám cháy lan nhanh, đảm bảo giảm thiểu tối đa các rủi ro từ những vụ hỏa hoạn gây ra. 

Như vậy, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa các thiết bị báo cháy và chữa cháy giúp công tác phòng cháy tốt ngay từ đầu. Đồng thời, hỗ trợ quá trình chữa cháy hiệu quả và đây là yếu tố bắt buộc tại một số công trình theo quy định như trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy, bệnh viện, trung tâm thương mại, khách sạn, chung cư,…

he thong PCCC

>>> Xem thêm: Hệ thống PCCC trong khách sạn hiện nay

Phân loại các hệ thống PCCC 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy cơ bản đều bao gồm hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy. Đây là hai yếu tố hết sức quan trọng cấu tạo nên một hệ thống PCCC an toàn. Cùng tìm hiểu cụ thể từng hệ thống sau đây:

Hệ thống báo cháy/ báo động

Hệ thống báo cháy tự động là tập hợp các thiết bị đầu vào và đầu ra có nhiệm vụ phát hiện đám cháy rồi truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy để thông báo cho mọi người biết khi có hỏa hoạn xảy ra. Việc phát hiện sự cố và báo động có thể tự động bởi các thiết bị cảm biến hoặc bởi con người nhưng quan trọng phải hoạt động 24/7.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín, chỉ cần có dấu hiệu của sự cháy (như khói, nhiệt độ tăng cao, khí gas rò rỉ,…) thì các thiết bị đầu vào sẽ nhận và truyền thông tin về trung tâm báo cháy. Tại đây, mọi thông tin được xử lý và truyền đến thiết bị đầu ra để thông báo bằng âm thanh hoặc đèn tín hiệu cho mọi người biết để kịp thời ứng phó.

he thong bao chay/ bao dong

Hệ thống báo cháy gồm có hai loại là báo cháy thông thường và báo cháy địa chỉ. Nhìn chung, giữa hai loại cũng không có nhiều điểm khác biệt, đều có đầu cảm biến giúp nhận biết giai đoạn đầu của sự cháy và truyền thông tin đến trung tâm. Tuy nhiên:

Báo cháy thường: Các thiết bị trong hệ thống được mắc nối tiếp với nhau và trung tâm báo cháy nên khi gặp cháy trung tâm chỉ nhận biết khái quát khu vực (zone). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý chính xác đám cháy. Nhưng vì giá thành không cao, hệ thống thường là sự lựa chọn của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Báo cháy vị trí: Như tên gọi của nó, loại hệ thống này với tính năng đặc biệt có thể xác định cụ thể vị trí, địa điểm rõ ràng nơi xảy ra hỏa hoạn. Từ đó, trung tâm báo cháy tiếp nhận thông tin và hiển thị lên bảng giúp nhân viên giám sát xử lý sự cố nhanh chóng. Chính nhờ ưu điểm này mà hệ thống báo cháy vị trí phù hợp cho những công trình có diện tích rộng lớn, có nhiều khu độc lập và riêng biệt từng khu.

Hệ thống chữa cháy

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hệ thống chữa cháy khác nhau và để lựa chọn được loại phù hợp bạn cần hiểu rõ đặc tính riêng của chúng, điển hình như:

Hệ thống chữa cháy bằng nước 

Đây là một trong những giải pháp chữa cháy phổ biến nhất ngày nay, hệ thống chữa cháy tự động với đầu phun Sprinkler kín và luôn trong tình trạng sẵn sàng dập lửa. 

Cụ thể, hệ thống này có các đầu Sprinkler được gắn trực tiếp vào hệ thống ống chứa nước, nên nước sẽ được phun ra ngay lập tức nếu đầu cảm biến nhận thấy dấu hiệu bất thường như nhiệt độ tăng cao, khói, hay khí gas,…

Đó là đối với hệ thống Sprinkler thông thường, còn loại hệ thống hồng thủy tất cả đều được lắp để phun nước cùng một lúc khi mà trung tâm báo cháy kích hoạt các đầu Sprinkler.

he thong chua chay bang nuoc

Về ưu điểm thì hệ thống chữa cháy bằng nước thi công lắp đặt nhanh chóng, đơn giản, chi phí đầu tư thấp nên phù hợp cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án chữa cháy tạm thời vì khó có thể khống chế các đám cháy lớn hoặc bên ngoài công trình. Ngoài ra, hệ thống còn có một mặt hạn chế khác chính là gây hư hỏng nặng cho các thiết bị điện tử, máy móc và các hồ sơ tài liệu quan trọng.  

Hệ thống chữa cháy sử dụng bọt 

Nếu những đám cháy xuất phát từ xăng hay dầu, thì việc bạn sử dụng hệ thống chữa cháy bằng nước như trên là điều không thể. Vì nước không hòa tan được xăng dầu nên chỉ khiến chúng lan rộng hơn. 

Trong trường hợp đó, người ta sẽ phải sử dụng đến loại hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam. Lớp bọt này được tạo thành bởi nước, bọt cô đặc và không khí. Khi kích hoạt, lớp bọt dày được phun ra bảo phủ lên bề mặt chất cháy và phân tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.

Do công dụng chữa cháy hữu hiệu, đồng thời phương pháp này còn giúp giảm thiểu một lượng nước đáng kể, hệ thống Foam giờ đây được tin dùng rộng rãi cho nhiều công trình xây dựng. Bên cạnh đó, điều này còn giảm việc hư hỏng các thiết bị, vật dụng và ô nhiễm môi trường ở những nơi có chứa chất độc hại.

Một số đầu phun bọt có thể sử dụng như sprinkler, spray, monitor, foam pourer, tùy mỗi loại sẽ phụ thuộc vào hệ thống Foam được dùng.

he thong chua chay bang bot

>>> Xem thêm: Sạc bình chữa cháy và những thông tin bạn cần biết

Hệ thống chữa cháy bằng khí

So với hai loại hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt Foam, thì hệ thống sử dụng khí vẫn chiếm ưu thế hơn vì chúng không gây ảnh hưởng đến các khu vực chứa vật dụng có giá trị cao như thiết bị điện hay tài liệu quan trọng.

Hai phương pháp chữa cháy bằng khí thông dụng hiện nay là bằng khí CO2 và khí trơ. Đối với loại bình chữa cháy CO2 có ưu điểm là giá thành rẻ, trọng lượng không quá lớn nên trong lúc khẩn cấp có thể dễ dàng di chuyển đến bất cứ đâu kể cả nơi không gian hẹp. Mặc khác, do đặc tính gây suy hô hấp của CO2 và nghiêm trọng hơn là dẫn đến chất người nếu sử dụng bình khi có người trong phòng.

Ngược lại, đối với khí trơ là thuộc loại khí sạch và sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy nó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cũng như không để lại hậu quả nguy hại nào cho những vật dụng, thiết bị điện nằm trong khu vực.

Hỗn hợp khí trơ được sử dụng chữa cháy này là sự kết hợp của nhiều chất, bao gồm cacbon, dioxit, nitơ và argon.

Hệ thống chữa cháy nhà bếp bằng hóa chất (Range Guard)

Đây là hệ thống chữa cháy dành riêng cho khu vực nhà bếp của khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trường học, bệnh viện,… Sử dụng hóa chất ướt có khả năng chữa cháy cực kỳ hiệu quả đối với những đám cháy bắt nguồn từ dầu mỡ được phân loại theo NFPA 1. 

Khi phun lớp hóa chất này lên khu vực có đám cháy, chúng sẽ tạo thành dung dịch lỏng tương tự như xà phòng. Và có tác dụng làm nguội các thiết bị đang cháy, đồng thời tạo lớp màn ngăn cách giữa thiết bị với các tác nhân gây phản ứng cháy (trong đó có O2) từ đó ngọn lửa sẽ lụi dần.

he thong chua chay Range Guard

Những thiết bị cơ bản của một hệ thống PCCC 

Dưới đây là các thành phần của hệ thống báo cháy, gồm có:

Hệ thống thiết bị đầu vào

Đầu báo nhiệt: Là loại có thể cảm biến mức nhiệt độ nhất định được cài trước của môi trường trong phạm vi bảo vệ. Đến một nhiệt độ mà không thỏa mãn những quy định của đầu báo do nhà sản xuất thiết lập, thì lúc này nó sẽ truyền tín hiệu báo động cho trung tâm báo cháy xử lý. 

Đầu báo khí gas: Là thiết bị trực tiếp giám sát và phát hiện khi có dấu hiệu khí gas bị rò rỉ vượt quá mức 0.503% rồi gửi tín hiệu động đến trung tâm báo cháy. Các đầu báo gas phải được lắp đặt cách mặt đất từ 10cm – 15cm và tuyệt đối không để dưới sàn nhà.

Đầu báo lửa: Là thiết bị có khả năng cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, sau khi nhận được nguy cơ cao xảy ra hỏa hoạn đầu báo gửi tín hiệu đến trung tâm báo cháy.

Đầu báo khói: Là thiết bị khi thất dấu hiệu khói sẽ truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy để kích hoạt báo động, xử lý.

Công tắc khẩn: Thường được đặt ở những nơi dễ thấy như hành lang, để khi có hỏa hoạn ai cũng có thể truyền thông báo nhanh chóng đến mọi người bằng cách nhấn vào công tắc này. 

thiet bi co ban cua he thong PCCC

Hệ thống thiết bị đầu ra

Bảng hiển thị phụ: Dùng với mục đích hiển thị thông tin tại khu vực xảy ra cháy

Chuông và còi báo cháy: Thường được lắp đặt ở phòng bảo vệ, hành lang hay cầu thang có đông người qua lại, nhằm thông báo kịp thời khi xảy ra sự cố.

Đèn báo cháy: Tương tự như chuông và còi, đây cũng là thiết bị phát báo động, trường hợp người khiếm thính vẫn nhận được thông báo.

Module địa chỉ: Sử dụng thông báo cụ thể vị trí cháy chính xác.

>>> Xem thêm: Hệ thống chống cháy nhà xưởng đầy đủ

Trung tâm báo cháy

Được thiết kế dạng tủ bao gồm 1 mainboard, 1 biến thế và 1 battery, dùng để hiển thị những thông tin liên quan đến các hoạt động của hệ thống báo cháy. Cơ bản sẽ cho biết nơi xảy ra cháy hay những sự cố kỹ thuật để giúp dễ kiểm soát và đưa ra giải pháp ứng phó hợp lý.

Bên cạnh đó, một số vật dụng khác của hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng đóng vai trò quan trọng không kém như là tấm chống cháy hay ống gió, van gió, cửa gió,…. Và tại Firetek hiện đang chuyên sản xuất, cung cấp và thi công các loại ống gió, van gió cùng nhiều phụ kiện cho hệ thống thống gió, hút bụi.

Là doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp kết hợp với trang thiết bị hiện đại, đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu về công nghệ và tiết kiệm chi phí.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống phòng cháy chữa cháy, hy vọng qua bài chia sẻ này giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề PCCC. Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm hay đặt dịch vụ thi công hệ thống PCCC, hãy liên hệ ngay cho Firetek để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *