Cháy nổ, hỏa hoạn là vấn đề của toàn xã hội, và không năm nào là không xảy ra cháy. Cháy nổ gây thiệt hại không những tài sản của cải mà còn nguy hiểm đến tính mạng con người. Để dập tắt các vụ cháy, nước là không thể thiếu. Để đảm bảo đủ nguồn nước dập lửa, hàng loạt các trụ nước chữa cháy được đặt tại các công trình, tòa nhà và cả trên đường phố. Cùng theo dõi bài viết dưới đây, FireTek sẽ cung cấp thêm cho các bạn thông tin về trụ chữa cháy.
Thông tin về trụ chữa cháy
Trụ chữa cháy là gì?
Trụ nước chữa cháy là thiết bị chuyên dụng trong phòng cháy chữa cháy, được dùng cấp nước cho công ác dập lửa. Trụ nước chữa cháy có ở rất nhiều nơi, các công trình công cộng, tòa nhà chung cư – những nơi đông dân cư có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao, hay thậm chí trên các tuyến đường phố cũng có rất nhiều các trụ nước chữa cháy. Đôi khi bắt gặp thường xuyên khi ra đường nhưng nhiều người không biết đó là trụ nước chữa cháy. Những trụ sắt, hợp kim có màu đỏ trên vỉa hè, khu công nghiệp, có các họng được đậy nắp kín bởi thiết bị hỗ trợ, thậm chí được khóa bằng dây xích đó chính là trụ nước chữa cháy..
>>> Xem thêm: Hiểu đúng về biện pháp phòng cháy chữa cháy
Cấu tạo của trụ chữa cháy
Cấu tạo của trụ chữa cháy không quá phức tạp, bao gồm các bộ phận như: nắp bảo vệ trục van, họng & nắp nhỏ/lớn, thân trụ, trục van, cánh van, lỗ xả nước đọng, van và xích bảo vệ nắp họng.
Chất liệu của các trụ nước chữa cháy làm bằng sắt hoặc hợp kim, được sơn màu đỏ.
Trụ nước chữa cháy hoạt động theo nguyên tắc nào?
Trụ nước chữa cháy sẽ luôn ở trong trạng thái đóng và chỉ được mở ra sử dụng khi có cháy nổ cần sử dụng đến nước để khắc phục. Nguyên lý hoạt động của trụ nước chữa cháy là chỉ cần mở nắp bảo vệ ra khỏi khớp nối, sau đó xoay đầu tay quay để nước chảy ra, hoặc nối khớp của đường ống cứu hỏa chuyên dụng trên xe cứu hỏa với đầu van của trụ nước để hút nước lên.
Vai trò của trụ chữa cháy
Trụ nước chữa cháy đóng vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng trong việc chữa cháy bởi vì thường trong khu vực thành phố sẽ không gần sông hồ. Từ đó, trụ chữa cháy chính là nguồn cung cấp nước chính bổ trợ cho nước của xe cứu hỏa, là nguồn nước dự trữ luôn sẵn sàng khi có sự cố cháy nổ.
Trụ nước chữa cháy là nơi kết nối nguồn nước đến hệ thống đường ống chữa cháy bằng cách thông qua các họng cấp nước chuyên dụng, được bảo vệ bởi các nắp đậy trụ cứu hỏa.
Mọi công trình khi xây dựng đều phải có hệ thống các trụ nước chữa cháy, đặc biệt là những khu vực tập trung đông cư dân. Hơn nữa, trên các tuyến phố cũng cần đảm bảo đủ hệ thống trụ nước chữa cháy theo quy định.
>>> Xem thêm: Nội quy phòng cháy chữa cháy MỚI NHẤT
Có những loại trụ chữa cháy nào phổ biến
Trụ nước chữa cháy có nhiều loại, dựa theo các tiêu chí phân loại khác nhau như cấu tạo trụ cứu hỏa, đặc tính, xuất xứ.
– Phân loại theo hình thức sẽ có trụ cứu hỏa nổi và trụ cứu hỏa ngầm. Trụ cứu hỏa nổi là loại thông dụng mà chúng ta thường thấy, chúng có phần họng chờ đặt nổi trên mặt nước, nên khi cần nước chỉ cần khởi động là sử dụng trực tiếp được. Còn trụ cứu hỏa ngầm là loại được đặt ngầm bên dưới mặt đất nên khi cần sử dụng nước để chữa cháy thì phải dựng cột mới lấy được nước.
– Phân loại trụ chữa cháy dựa theo chức năng hay còn chia theo số lượng họng tiếp nước, bao gồm: trụ nước chữa cháy 1 họng, trụ nước chữa cháy 2 họng, trụ nước chữa cháy 3 họng và trụ nước chữa cháy 4 họng.
Cách lắp đặt trụ chữa cháy đúng chuẩn
Trụ nước chữa cháy được lắp đặt đúng chuẩn khi luôn ở tư thế thẳng đứng sao cho khoảng cách lắp đặt và thời gian bảo dưỡng trụ cứu hỏa đáp ứng đúng, đủ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Yêu cầu cụ thể khi lắp đặt trụ nước chữa cháy đúng chuẩn như sau:
– Với trụ nước chữa cháy lắp trên vỉa hè, trên đường thì khoảng cách giữa trụ nước và tường nhà tối thiểu là 5m và cách mép vỉa hè tối thiểu 2.5m, khoảng cách giữa 2 trụ nước nhỏ hơn hoặc bằng 150m. Họng lớn của trụ nước chữa cháy phải quay ra phía lòng đường.
– Với loại trụ nước chữa cháy ngầm thì phải đảm bảo các hố trụ cách các công trình ngầm ít nhất là 0.5m cũng như tuân thủ đủ quy định về khoảng cách với công trình ngầm. Tất cả các trụ nước ngầm phải được đặt trong hố trụ đáy hình vuông với kích thước cạnh là 1200mm, nắp đậy hố trụ có thể là hình vuông hoặc hình tròn. Thêm vào đó, hố trụ phải có khả năng chịu được tải trọng của các loại phương tiện lên đến 20 tấn.
>>> Xem thêm: Không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu, nguyên nhân do đâu?
Cần lưu ý gì về trụ nước chữa cháy?
– Trụ nước chữa cháy là tài sản chung để bảo vệ lợi ích của cả xã hội. Chính vì vậy, người dân tuyệt đối không được tự ý mở nắp và sử dụng nước trong trụ nước chữa cháy cho mục đích cá nhân. Vì nước ở trong trụ này chỉ được dùng khi có hỏa hoạn xảy ra.
– Thường xuyên bảo dưỡng bảo trì trụ nước chữa cháy để bảo đảm trụ nước hoạt động tốt và luôn trong tình trạng sẵn sàng.
– Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền để người dân biết công dụng của trụ nước chữa cháy để từ đó tự có ý thức bảo vệ.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về trụ nước chữa cháy mà FireTek mang đến cho mọi người. Mong rằng, qua bài viết này, mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của trụ chữa cháy nói riêng và hệ thống các thiết bị phòng cháy chữa cháy nói chung, biết cách sử dụng chúng đúng nơi đúng lúc để đảm bảo an toàn cho bản thân và cả những người xung quanh.