Phương pháp phân biệt bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy dạng bột đơn giản

Bình chữa cháy là công cụ PCCC phổ biến, tuy nhiên người sử dụng thường mắc sai lầm trong việc lựa chọn đúng loại bình để dập lửa. Trên thực tế, mỗi loại bình chữa cháy sẽ ứng dụng cho từng đám cháy riêng biệt, xuất phát từ các chất cháy khác nhau. Vậy trong trường hợp nào thì chúng ta nên dùng loại bình chữa cháy bằng khí CO2 và khi nào nên sử dụng dạng bột để quá trình khống chế ngọn lửa đạt hiệu quả và sự an toàn cao? Cùng Firetek đi tìm hiểu các phương pháp phân biệt bình chữa cháy dạng bột và khí CO2 qua bài viết dưới đây.

Phân biệt bình chữa cháy dạng bột và khí CO2 qua vẻ ngoài

Cách phân biệt bình chữa cháy bột và khí nhanh nhất, đồng thời mang lại độ chính xác cao chính là dựa vào những bộ phận bên ngoài như vòi, loa phun hay đồng hồ đo áp gắn ở cổ bình. 

Nếu là bình sử dụng khí CO2 sẽ không có đồng hồ hiển thị áp suất như bình chữa cháy dạng bột và vòi phun cũng to hơn với kiểu dáng tương tự chiếc loa, cùng độ dài khoảng 40cm. 

Ngoài ta, bạn cũng có thể nhận biết sự khác nhau giữa hai loại bình chữa cháy này thông qua nhãn mác dán trên thân bình. Như bình dạng bột tem nhãn luôn ký hiệu chữ BC Powder, ABC Powder để chỉ khả năng dập tắt các đám cháy chất rắn, chất lỏng hay chất khí. Còn bình CO2 tem nhãn thường chỉ ghi nội dung như Carbon Dioxide, CO2 Carbon Dioxide hoặc duy nhất chữ CO2.

>>> Xem thêm: 4 thông tin về kiểm định bình chữa cháy quan trọng nhất

Phân biệt công dụng của từng loại bình chữa cháy

Công dụng bình chữa cháy khí CO2: Sử dụng dập tắt các đám cháy nhỏ, mới phát sinh và phần lớn là bên trong các công trình xây dựng. Cụ thể là đám cháy chất rắn, chất lỏng hoặc đám cháy từ các thiết bị điện. Lưu ý là không dùng loại bình này cho những đám cháy kim loại hay than, vì CO2 tác dụng với kiềm hay carbon trong than sẽ sinh ra khí CO cực độc và dễ nổ rất nguy hiểm.

Công dụng bình chữa cháy dạng bột: Tùy thuộc vào từng loại mà bình bột có thể dập tắt đám cháy phát sinh từ các vật liệu cháy khác nhau như:

– Chữ A: Được dùng chữa cháy bắt nguồn từ chất rắn

– Chữ B: Được dùng chữa đám cháy từ chất lỏng

– Chữ C: Được dùng chữa cháy cho ngọn lửa từ chất khí 

– Chữ E: Được dùng chữa cháy điện và thiết bị điện

Như vậy, nếu bạn thấy trên nhãn mác sản phẩm ký hiệu là AB nghĩa là bình đó vừa chữa cháy được chất rắn và cả chất lỏng, hay bình ABCE dập tắt ba loại và có thể chữa cháy cả thiết bị điện.

Ưu điểm của loại bình bột là chất chữa cháy không độc hại với con người, không dẫn điện, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chất bột khi dập lửa xong đám cháy hay bùng lại nên người thực hiện phải phun chất bột đến khi không còn dấu hiệu của sự cháy mới dừng lại.

Phân loại tính ứng dụng của bình chữa cháy dạng bột và khí CO2

Bình chữa cháy dạng bột: Có thể dùng để dập các đám cháy bắt nguồn từ chất rắn, lỏng, khí và cả đám cháy điện, hay thiết bị điện tử. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế sử dụng trong các khu vực chứa máy móc vì thành phần chất bột chứa muối khiến chúng bị ăn mòn, gây hư hỏng nặng.

Bình chữa cháy khí CO2: Ứng dụng rộng rãi cho nhiều trường hợp hỏa hoạn khác nhau, trong đó kể cả các thiết bị điện hay tài liệu quan trọng sẽ không bị ảnh hưởng bởi chất khí CO2. Thường sau khi hoàn tất công tác chữa cháy bằng khí CO2, mọi thứ sẽ trở lại như trước trong thời gian ngắn. 

Nhưng mặt hạn chế của loại bình này chính là khi sử dụng chữa cháy bên ngoài công trình sẽ kém hiệu quả hơn bên trong, vì gió làm khí CO2 nhanh khuếch tán và hiệu quả dập lửa cũng giảm. Nhược điểm thứ hai của bình khí CO2 là không dùng được với các đám cháy kim loại hay than, vì CO2 tác dụng với C và chất kiềm sản sinh ra khí CO cực độc. 

>>> Xem thêm: Bình chữa cháy dạng bột và giải đáp 3 thắc mắc phổ biến nhất

Phân biệt cách dùng của bình chữa cháy dạng bột và khí CO2

Dưới đây là cách phân biệt bình cứu hỏa dạng bột và khí CO2 dựa vào các bước tiêu chuẩn trong quá trình chữa cháy: 

Đối với bình sử dụng khí CO2

Bước 1: Nhanh chóng di chuyển bình đến nơi phát hiện đám cháy và cần lưu ý trong lúc mang đi không được tháo chốt an toàn vì chất khí bên trong sẽ bị phun ra.

Bước 2: Tiếp cận ngọn lửa và giữ khoảng cách an toàn (tối thiểu 0.5m). Sau đó, một tay cầm vòi phun hướng vào gốc lửa và tay còn lại mở khóa van.

Bước 3: Bóp cò để khí được phun ra ngoài, CO2 sẽ làm loãng nồng độ oxy trong không khí và sự cháy không thể tiếp tục. Hãy đảm bảo ngọn lửa tắt hẳn mới ngừng phun để tránh bị tái lại.

Đối với bình dạng bột xách tay

Bước 1: Xách bình đến địa điểm xuất hiện đám cháy 

Bước 2: Lắc xóc bình khoảng 3, 4 lần để chất bột bên trong được tơi ra giúp việc thoát ra ngoài dễ dàng hơn

Bước 3: Tiếp theo, giật chốt hãm kẹp chì rồi hướng loa phun theo chiều gió vào gốc lửa

Bước 4: Giữ bình ở khoảng cách tầm 1.5m và bóp vòi phun đến khi thấy đám cháy yếu dần, thì tiến lại gần và di chuyển vòi phun qua lại để ngọn lửa dập tắt hoàn toàn.

Đối với bình dạng bột xe đẩy

Bước 1: Đẩy bình chữa cháy vào khu vực hỏa hoạn

Bước 2: Kéo vòi rulo dẫn bột và hướng đầu lăng phun vào gốc lửa 

Bước 3: Cầm chặt lăng phun, đứng thuận theo chiều gió (nếu đám cháy bên ngoài) hoặc gần lối cửa thoát (bên trong) và giật chốt an toàn, kéo van lên vuông góc với mặt sàn.

Bước 4: Lúc đó, bột sẽ được phun ra kìm hãm đám cháy nhờ lực đẩy khí nén thông qua hệ thống ống dẫn. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy từng loại, chi tiết nhất

Những điều bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng bình chữa cháy

– Sau khi rút chốt an toàn và sử dụng thì cần nạp lại ngay, vì lúc này bình đã bị tụt áp nên không thể dùng cho lần tiếp theo.

– Bảo quản bình chữa cháy ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh cho tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hay những nơi nhiệt độ vượt quá 55 độ C. Bởi nhiệt độ cao dễ khiến bình tăng áp dẫn đến phát nổ rất nguy hiểm.

– Lắp đặt bình chữa cháy ở khu vực dễ thấy, dễ lấy, đông người qua lại để thuận tiện khi cần sử dụng.

– Bảo dưỡng, bảo trì bình chữa cháy định kỳ theo khuyến cáo từ nhà sản xuất hoặc quy định trong Luật PCCC. Hãy sửa chữa và thay thế các bộ phận hư hỏng giúp hoạt động chữa cháy hiệu quả hơn nếu không may gặp sự cố.

– Bình chữa cháy sử dụng khí CO2 có thể dùng đối với điện hạ, trung và cao thế

– Bình chữa cháy đã qua sử dụng lâu năm, có hiện tượng rỉ sét hoặc tối đa 6 năm thì nên thay mới để đảm bảo an toàn cho người dùng. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giúp bạn biết cách phân biệt bình chữa cháy bột và khí, để không gặp phải tình trạng dùng sai giải pháp dẫn đến công tác PCCC thiếu sự an toàn.  

Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu mua các sản phẩm, thiết bị PCCC khác có thể đến với Công ty Firetek. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp và thi công lắp đặt ống gió, van gió, cửa gió cũng như các phụ kiện cho hệ thống thông gió, hút bụi. 

Đặc biệt, Firetek sở hữu đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, cùng với đó là việc luôn sử dụng trang thiết bị hiện đại trong sản xuất. Vì vậy, mà các sản phẩm của Firetek luôn được người dùng đánh giá cao về chất lượng và sự an toàn.

Liên hệ cho chúng tôi thông qua số hotline hoặc website http://firetek.com.vn/ để được nhân viên tư vấn thêm về thông tin sản phẩm và hỗ trợ báo giá ngay trong hôm nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *