Họng tiếp nước chữa cháy: cấu tạo, phân loại và tiêu chuẩn lắp đặt

Theo thống kê, trong năm 2022, cả nước có khoảng trên dưới 20 vụ cháy lớn, không chỉ gây thiệt hại đến tài sản mà còn cả về tính mạng của người dân cũng như lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy. Những con số thiệt hại về người và tài sản là một lời cảnh tỉnh sâu sắc đến công tác phòng cháy, chữa cháy tại các địa phương, là một bài học đau xót dành cho tất cả mọi người. Bài viết hôm nay, FireTek giúp các bạn tìm hiểu thêm về các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cách thức hoạt động và phương pháp sử dụng hiệu quả, đặc biệt là các họng tiếp nước chữa cháy

Các kiến thức chung về họng tiếp nước

Họng tiếp nước là gì?

Trên vỉa hè ở mọi con đường trong lòng thành phố Hà Nội cũng tất cả các thành phố ở nước ta, bạn có thể thấy những họng kim loại màu đỏ với nhiều hình thù, chúng được gọi là họng tiếp nước chữa cháy hay nôm na được gọi là họng cứu hỏa. Họng nước chữa cháy này là một thiết bị chuyên dụng chỉ giành cho lực lượng PCCC, thiết bị này có nhiệm vụ cấp nước, tiếp nước cho bồn nước chữa cháy của một tòa nhà, công trình xung quanh nó, ngoài ra, những họng nước chữa cháy này còn được sử dụng khi xảy ra hỏa hoạn đó là kết nối với hệ thống đường ống chữa cháy, vòi rồng cứu hỏa trong công tác dập lửa.

Cấu tạo của họng tiếp nước

Đa phần các họng tiếp nước chữa cháy đều có chung một nguyên lý cấu tạo dựa trên nguyên lý hoạt động của van một chiều, cho phép dòng nước chỉ chuyển động theo một hướng nhất định và ngăn cản chiều chuyển động ngược lại. 

Cấu tạo của các họng tiếp nước có thể khác nhau, tùy thuộc và vị trí, diện tích lắp đặt và yêu cầu về khoảng cách cũng như phương án tiếp cận đám cháy mà người ta có thể sử dụng họng tiếp nước 2 cửa, 3 cửa hoặc nhiều cửa. Một họng tiếp nước chữa cháy thường sẽ có 3 phần chính: Cửa vào, van 1 chiều, các cửa ra. Trong đó cửa vào của họng tiếp nước có thể được lắp với một cụm hệ thống bơm cứu hỏa trong khu vực hoặc được cấu tạo để có thể kết nối với bồn xe cứu hỏa. Phần van 1 chiều để khống chế chiều chuyển động của nước, tăng áp lực dòng nước và chống rò rỉ ra bên ngoài. Phần cửa ra được thiết kế các ăn khớp dạng ngàm hoặc dạng ren để kết nối với hệ thống vòi rồng cứu hỏa hoặc có thể được liên kết trực tiếp với bồn chữa cháy dự trữ.

cau tao cua hong tiep nuoc chua chay

>>> Xem thêm: Lăng phun chữa cháy: Cấu tạo và cách sử dụng hiệu quả

Họng tiếp nước chữa cháy hoạt động dựa trên nguyên lý nào?

Khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ, các phương tiện dập cháy tại chỗ như bình cứu hỏa xách tay, chăn ướt, cát không thể dập tắt được ngọn lửa, các hệ thống của hỏa của tòa nhà, công trình như bồn chứa nước cứu hỏa, bơm cứu hỏa đã sử dụng nhưng gặp sự cố hay không còn khả năng tiếp tục sử dụng được nữa thì họng tiếp nước cứu hỏa có nhiệm vụ đưa nước lên bồn dự trữ, sử dụng áp lực nước được tạo ra từ xe cứu hỏa để thay thế các bơm cứu hỏa gặp sự cố. 

Các họng tiếp nước còn lại được kết nối với hệ thống vòi rồng cứu hỏa để khống chế sự lan truyền và dập tắt ngọn lửa, hạ nhiệt độ của đám cháy. Lực lượng phòng cháy chữa cháy sử dụng các họng tiếp nước chữa cháy này vừa để cấp nước cho hệ thống chữa cháy của tòa nhà, vừa hỗ trợ dập lửa từ bên ngoài để đảm bảo công tác chữa cháy được khẩn trương nhất, nhanh, gọn nhất và hiệu quả nhất.

Phân loại các họng tiếp nước chữa cháy phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khá nhiều chủng loại của sản phẩm họng tiếp nước chữa cháy, tuy nhiên có thể phân loại chúng theo những cách cơ bản như sau:

Phân loại theo chức năng

Dựa vào chức năng sử dụng cũng như nhu cầu sử dụng họng cứu hỏa mà người ta chia ra thành các loại chủ yếu như: họng tiếp nước chữa cháy 1 cửa, họng tiếp nước chữa cháy 2 cửa (trụ 2 họng), họng tiếp nước chữa cháy 3 cửa (trụ 3 họng), họng tiếp nước chữa cháy 4 cửa (trụ 4 họng)

Phân loại theo thương hiệu

Theo thương hiệu có các loại họng nước chữa cháy: họng chữa cháy Mai Động, họng chữa cháy Minh Bảo, họng chữa cháy Hiệp Lực, họng chữa cháy Shinyi, họng chữa cháy Bộ Quốc phòng.

Phân loại theo xuất xứ

Dựa theo xuất xứ sản phẩm đến từ quốc gia nào để phân loại, ngoài các sản phẩm sản xuất trong nước, một số công ty còn nhập khẩu sản phẩm họng tiếp nước chữa cháy từ nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ.

phan loai hong tiep nuoc

>>> Xem thêm: Vòi chữa cháy: Cấu tạo, phân lợi và cách sử dụng

Tiêu chuẩn để lắp đặt họng tiếp nước chữa cháy

Theo thông tư 02/2021/TT-BXD và Quy chuẩn Việt Nam 04-1/2015/BXD về PCCC, tiêu chuẩn lắp đặt họng tiếp nước chữa cháy được quy định như sau:

– Thứ nhất, áp suất thủy tĩnh của hệ thống chữa cháy riêng biệt đo tại họng nước chữa cháy đặt ở mức nước thấp nhất không được vượt quá 0.90 MPa (9kg/cm2). Trong tính toán, nếu áp suất trong hệ thống chữa cháy vượt quá 0.45 MPa (4.5 kg/cm2) thì phải lắp đặt mạng hệ thống chữa cháy riêng. Nếu áp suất giữa van và đầu nối của họng nước chữa cháy lớn hơn 0.4 MPa (4 kg/cm2) thì phải lắp mạng ngăn và thiết bị điều chỉnh áp lực.

– Thứ hai, áp suất tự do của họng nước chữa cháy phải bảo đảm cho chiều cao của tia nước đặc cần thiết (cột áp) để chữa cháy vào mọi thời điểm trong ngày. Với khu vực cao nhất và xa nhất, chiều cao bán kính tối thiểu hoạt động của tia nước từ họng tiếp nước chữa cháy phải bằng chiều cao của khu vực (tính từ sàn đến điểm cảo nhất của trần nhà). Đối với nhà ở, nhà công công, nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp, chiều cao PCCC từ 6-50m, không được nhỏ hơn 6m. Đối với nhà ở có chiều cao PCCC trên 50m, không nhỏ hơn 8 mét. Đối với nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp có chiều cao PCCC trên 50 mét, không nhỏ hơn 16 mét.

tieu chuan lap dat hong tiep nuoc

– Thứ ba, trong trường hợp lắp đặt hệ thống họng tiếp nước chữa cháy riêng biệt với các hệ thống chữa cháy tự động thì thể tích của bình nước dự trữ phải bảo đảm lượng nước đủ dùng trong 01 giờ cho một hong nước chữa cháy và các nhu cầu dùng nước khác phục vụ quá trình chữa cháy.

– Việc xác định vị trí, số lượng đường ống đứng và họng nước chữa cháy trong nhà phải cho phép lắp đặt họng kép trên các ống đứng trong nhà sản xuất và nhà công cộng khi số lượng tia nước tính toán không nhỏ hơn 3 còn trong nhà không nhỏ hơn 2. Nếu ở trong nhà ở với chiều dài hành lang đến 10 mét khi số tia nước bằng 2 cho mỗi điểm thì cho phép phun 2 tia từ 1 ống đứng.

– Các họng nước chữa cháy phải được lắp đặt sao cho miệng họng nằm ở độ cao từ 1.2 ± 0.15 mét so với mặt sàn và đặt trong các tủ chữa cháy có lỗ thông gió, được dán niêm phong. Đối với các họng nước chữa cháy kép, cho phép lắp đặt 01 họng nằm trên và 01 họng nằm dưới, khi đó họng nằm dưới phải lắp có chiều cao không nhỏ hơn 1.0 mét tính từ mặt sàn.

– Nếu họng nước chữa cháy ở trong nhà thì phải được lắp đặt tại các lối vào phía trong hành lang của các buồng thang, tại các sảnh, hành lang, lối đi và những chỗ tiếp cận khác và việc bố trí phải bảo đảm không gây cản trở các hoạt động thoát nạn.

>>> Xem thêm: Nội quy phòng cháy chữa cháy MỚI NHẤT

Quy trình bảo dưỡng họng tiếp nước chữa cháy

Theo quy định, họng tiếp nước chữa cháy phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hai lần mỗi năm (06 tháng/lần). Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng bao gồm:

– Kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ chi tiết, cấu tạo của họng tiếp nước chữa cháy để phát hiện hư hỏng để thay thế kịp thời

– Kiểm tra độ kín, khít, sự đóng mở của van

– Kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ

Trên đây là toàn bộ nội dung về họng tiếp nước chữa cháy mà FireTek chia sẻ với các bạn. giúp các bạn có thêm các kiến thức về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *