Cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 và bột

Bình chữa cháy CO2 và bình chữa cháy bột được biết đến là 2 thiết bị PCCC tiện lợi được nhiều gia đình, doanh nghiệp, công ty, khu chung cư, công trình công cộng,.. sử dụng rộng rãi nhằm đảm bảo an toàn, xử lý nhanh khi có hỏa hoạn xảy ra bất ngờ. Tuy nhiên để bình chữa cháy cho hiệu quả sử dụng đạt yêu cầu, cho khả năng dập lửa tốt, đảm bảo an toàn cho con người trong trường hợp có cháy nổ thì sẽ cần thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng. Vậy cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 và bình chữa cháy bột như thế nào? Thời gian kiểm tra định kỳ cho bình chữa cháy là bao lâu? Cùng Firetek tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết sau đây.

Cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 an toàn, chuẩn xác

Tìm hiểu về bình chữa cháy CO2

Bình chữa cháy CO2 là bình chữa cháy xách tay, bên trong thiết bị PCCC này sẽ có chứa khí CO2 ở 79 độ C được nén lại với áp lực cao. Loại bình chữa cháy này được sử dụng để dập tắt được những đám cháy mới phát sinh (đám cháy chất lỏng, chất rắn, đám cháy do thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín).

Bình chữa cháy CO2 được làm từ thép đúc, có hình trị và thân sơn màu đỏ. Phía trên miệng bình chữa cháy có gắn một cụm van xả làm từ chất liệu hợp kim đồng với cấu tạo van vặn theo 1 chiều hoặc kiểu van lò xo 1 chiều thường đóng. Bình có cò bóp phía trên và cũng là tay xách. Tại cụm van có 1 van an toàn làm nhiệm vụ xả bớt khí ra ngoài trong trường hợp áp suất bình chữa cháy tăng cao quá mức quy định để đảm bảo an toàn. Loa phun của bình chữa cháy làm từ nhựa cứng, gắn với bộ van bằng ống thép hoặc ống xifong mềm.

Hiện nay trên thị trường bình chữa cháy CO2 có rất nhiều loại khác nhau, thường sẽ được phân loại thông qua trọng lượng như 2kg, 3kg, 5kg, 24kg,.. Trên thân bình chữa cháy sẽ có gắn mác ghi đầy đủ thông tin nhà sản xuất, thông số kỹ thuật, cách sử dụng và thông tin nhận biết loại bình chữa cháy CO2.

Cách dùng bình chữa cháy CO2

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, bạn có thể xách bình cứu hỏa CO2 tiếp cận đến đám cháy, một tay cầm tại loa phun và hướng vào gốc lửa (nơi bắt đầu đám cháy) tối thiểu 0.5m và tay còn lại tiến hành mở khóa van bình.

Sau khi khóa van bình được mở thì CO2 lỏng sẽ thoát ra ngoài thông qua ống vặn và chuyển thành dạng tuyết phân tán khí lạnh -79 độ C đến gốc lửa. Tác dụng của bình cứu hỏa CO2 đó là làm loãng bớt đi nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, làm lạnh nhanh cho vùng cháy để triệt tiêu đám cháy nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn bình chữa cháy CO2 đúng chuẩn

Kiểm tra bình chữa cháy khí CO2 sao cho đúng?

Vì thông tin hạn sử dụng của bình chữa cháy CO2 không được ghi cụ thể trên vỏ bình giống như các thông tin kỹ thuật khác do đó nên người dùng cần biết các cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 để nhận biết xem bình còn sử dụng được không, lượng khí còn lại trong bình CO2 là bao nhiêu, áp suất trong bình có ở mức quy định cho hiệu quả dập tắt đám cháy hay không. 

Cách kiểm tra bình CO2 sẽ gồm: 

– Kiểm tra lượng khí CO2 có trong bình chữa cháy: tiến hành cân để kiểm tra trọng lượng của bình, nếu thấy trọng lượng bình chữa cháy giảm đi thì đồng nghĩa với việc khí CO2 trong bình đã vơi bớt đi so với ban đầu. Khi đó sẽ cần tiến hành nạp sạc bổ sung cho bình chữa cháy. 

– Ngoài ra sẽ kiểm tra xem liệu bình chữa cháy CO2 còn niêm phong hay không, có còn đủ chất theo quy định, phần vỏ bình có bị ăn mòn hay hư hỏng, rò rỉ. Phần cò bóp, dây loa có còn sử dụng tốt. Bình chữa cháy đã được đặt đúng vị trí theo như quy định hay chưa, có dễ quan sát và dễ sử dụng khi gặp sự cố không.

– Ở mỗi lần nạp khí mới hay sau thời gian 5 năm sử dụng thì phần vỏ bình cũng cần được kiểm tra thủy lực để đảm bảo vẫn đạt mức cường độ như yêu cầu (tối thiểu 30MPa) thì mới được phép sử dụng

Định kỳ kiểm tra bình chữa cháy CO2 là mấy tháng 1 lần – Đây cũng là câu hỏi nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khi muốn tiến hành kiểm tra bình chữa cháy

Thông thường bình chữa cháy CO2 sẽ được tiến hành kiểm tra lần đầu trước khi đưa vào sử dụng và sẽ được tiến hành kiểm tra định kỳ sau tầm 30 ngày. Các bình chữa cháy thì sẽ được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu. Bình chữa cháy cũng sẽ được tháo ra kiểm tra lại tình trạng bên trong, duy trì mức áp lực đảm bảo chất lượng theo quy định từ 06 tháng/ lần (với bình cũ đã qua nạp lại) và 12 tháng/ lần (bình chữa cháy mới)

Cách kiểm tra bình chữa cháy bột chuẩn xác

Tìm hiểu về bình chữa cháy bột

Bình chữa cháy dạng bột sử dụng chất liệu bột chữa cháy chuyên dụng nhờ áp lực đẩy từ khí nén (khí Nito, cacbonic, cacbon hidro halogen..)  được nối với bình thông qua một ống xifong để sử dụng dập tắt lửa ở các đám cháy chất rắn, chất lỏng hoặc đám cháy do khí gây nên.

Bình chữa cháy bột có vỏ làm từ thép chịu lực, cụm van của bình là dạng gắn liền có nắp đậy và có thể tháo ra để nạp lại bột, khí sau khi sử dụng chữa cháy. Phần van khóa có thể là loại van bóp hoặc van vặn, van khóa kẹp chì. Loa phun sẽ làm bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa, cao su với kích cỡ tùy thuộc theo từng loại bình chữa cháy bột. Đồng hồ áp lực khí có thể có hoặc không trên một số loại bình chữa cháy dạng bột khác nhau. 

Có thể phân loại bình chữa cháy bột dựa theo trọng lượng bột có trong bình như 2kg, 4kg, 8kg, 35kg,.. Hoặc phân loại theo khả năng dập cháy của bình từ A, B và C tương ứng với đám cháy chất rắn, đám cháy chất lỏng và đám cháy chất khí.

Cách thức sử dụng bình chữa cháy dạng bột

Cầm bình chữa cháy bột với một tay đặt tại vị trí loa phun hướng về phía gốc lửa và một tay tiến hành mở van khóa. Sau khi mở van thì bột khô trong bình sẽ được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén. Bột có tác dụng kìm hãm các phản ứng cháy, cách ly các chất cháy với oxi trong không khí. Đồng thời cũng sẽ ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy, nhờ đó khiến đám cháy bị dập tắt. 

Kiểm tra bình chữa cháy dạng bột như thế nào?

Cách kiểm tra bình chữa cháy dạng bột đơn giản nhất đó là xem xét các bộ phận bên ngoài bình như vỏ bình, van, màu sắc bình, thông tin bình chữa cháy, trọng lượng bình bột. Hay với các bình chữa cháy đang sử dụng thì có thể chú ý đến đồng hồ bình (kim đồng hồ chỉ về vạch đỏ là bình cần sạc lại).

Ngoài ra  bình chữa cháy dạng bột cũng cần kiểm tra:

– Kiểm tra khí đẩy bằng áp kế, cân so sánh khối lượng bột

– Kiểm tra loa phun, vòi của bình chữa cháy bột

– Bình chữa cháy đã được mở van thì phải cần nạp đầy lại. Trước khi nạp lại sẽ cần tiến hành tháo các linh kiện ra, làm sạch phần nhiễm bột. 

– Với bình chữa cháy vẫn còn áp suất thì sẽ phải giảm áp suất xuống bằng cách bóp van từ từ để khí dần thoát ra hết, phần kim áp kế vì giá trị 0. Trong trường hợp mở và nghe có âm thanh “xì xì” phát ra thì cần ngay lập tức dừng lại

– Trước mỗi lần nạp khí mới cho bình hay sau 5 năm sử dụng thì phần vỏ bình chữa cháy cũng cần được tiến hành kiểm tra thủy lực, khi đạt được cường độ như yêu cầu thì mới được sử dụng tiếp (tối thiểu 30MPa)

– Ngoài ra sẽ cần kiểm tra vị trí đặt bình chữa cháy, xem bình còn niêm phong không, còn đủ chất theo quy định không, phần vỏ có dấu hiệu hư hỏng, bị ăn mòn hay không

Thông thường tầm 03 tháng/ lần sẽ cần tiến hành kiểm tra bình chữa cháy bột nhằm đảm bảo chất lượng bình đạt yêu cầu, hỗ trợ tốt cho công tác dập lửa khi bất ngờ có hỏa hoạn xảy ra.

>>> Xem thêm: Phân biệt bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy dạng bột

Nhận biết dấu hiệu bình chữa cháy hết hạn sử dụng

Cách kiểm tra bình chữa cháy, nhận biết bình chữa cháy đã hết hạn sử dụng đó chính là:

– Bình chữa cháy đã để lâu không sử dụng quá hạn bảo hành

– Bình chữa cháy đã sử dụng rồi

– Bình chữa cháy bị mất phần chốt niêm phong

– Bình chữa cháy khi xem kim đồng hồ hiển thị thấy đã tụt áp

– Bình chữa cháy đã bị mang ra test thử (vì chỉ sử dụng được một lần nên không xịt thử được)

Bên cạnh việc kiểm tra bình chữa cháy xem có đạt tiêu chuẩn, yêu cầu quy định hay không thì bạn cũng cần chú ý đến cách bố trí, bảo quản bình cho phù hợp:

– Đặt bình chữa cháy đúng nơi quy định, dễ nhìn và sử dụng khi có hỏa hoạn xảy ra. 

– Nơi đặt bình cần đảm bảo khô ráo, thoáng khí và không để gần các nơi có tác động nhiệt, bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, đặt ngoài trời cần có mái che. 

– Các bình đã sử dụng, bị hỏng hóc không nên đặt gần khu vực bình chữa cháy còn sử dụng được để tránh nhầm lẫn. Khi di chuyển cũng chú ý tránh để bình chữa cháy bị va đập mạnh.

>>> Xem thêm: 4 thông tin về kiểm định bình chữa cháy quan trọng nhất

Công ty TNHH Cơ điện và Phòng cháy Chữa cháy Firetek là đơn vị hàng đầu hiện nay chuyên sản xuất, phân phối, thi công và lắp đặt các thiết bị PCCC như ống gió, van gió, cửa gió, các phụ kiện trong hệ thống thông gió cho các công trình dân dụng, công nghiệp và thương mại. Chúng tôi là cái tên nhận được rất nhiều sự quan tâm, tin tưởng của các nhà thầu, đơn vị, doanh nghiệp lớn tại Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung. 

Không chỉ cung cấp đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn PCCC, đã được nghiên cứu và kiểm định thành công với hiệu quả tốt, có tính thẩm mỹ cho công trình và thuận tiện cho hoạt động thi công, lắp đặt. Firetek còn mang đến giải pháp PCCC an toàn, tiết kiệm chi phí tối ưu cho khách hàng với một quy trình phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm. 

Bài viết trên đã chia sẻ đến cho bạn những thông tin liên quan đến cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 và bột để từ đó giúp cho công tác PCCC diễn ra tốt, an toàn và hiệu quả hơn. Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến PCCC hay có nhu cầu cần mua, thi công lắp đặt ống gió, van gió, cửa gió, hệ thống thông gió, hút khói thì hãy liên hệ đến ngay cho Firetek để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *