Ngày nay, chung cư dần thay thế nhà mặt đất tại các thành phố lớn, trở thành lựa chọn hàng đầu khi tìm kiếm một nơi để sinh sống. Các chung cư có rất nhiều hộ gia đình, vì thế nên nguy cơ xảy ra hỏa hoạn là rất đáng báo động. Tuy nhiên, thực tế thì cơ sở hạ tầng hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà chung cư không được chú trọng nhiều, dẫn đến một số tai nạn cháy nổ đáng tiếc. Do đó, trong bài viết ngày hôm nay, Firetek sẽ chia sẻ về kết cấu đầy đủ của hệ thống PCCC nhà cao tầng để các bạn có thêm hiểu biết trong việc phòng chống cháy nổ.
Hệ thống PCCC nhà cao tầng là gì?
Hệ thống PCCC nhà cao tầng là tập hợp các thiết bị phòng cháy và chữa cháy cho tòa nhà, giúp hạn chế những hậu quả do cháy nổ gây ra, bảo vệ tính mạng con người và tài sản. Các tòa nhà cần phải trang bị hệ thống PCCC đầy đủ để phát hiện kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra, từ đó dễ dàng đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả.
Lợi ích mà một hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà mang lại chính là phát hiện đám cháy và kiểm soát đám cháy:
– Phát hiện đám cháy: Hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và chúng ta hoàn toàn không thể lường trước được. Và để có thể xử lý hỏa hoạn hiệu quả, chúng ta cần phải phát hiện đám cháy kịp thời bằng cách lắp đặt một hệ thống PCCC nhà cao tầng. Khi có cháy, nhiệt độ môi trường sẽ tăng lên và xuất hiện khói. Đây chính là dấu hiệu để hệ thống phát hiện đám cháy, cảnh báo mọi người bằng tiếng chuông và đèn báo.
– Kiểm soát đám cháy: Ngay khi phát hiện có hỏa hoạn, hệ thống bơm nước sẽ nhanh chóng hoạt động, phun nước và dập tắt đám cháy, đồng thời ngăn chặn lửa lây lan sang các khu vực khác để khống chế đám cháy.
>>> Xem thêm: Thuyết minh biện pháp thi công PCCC – FIRETEK
Hệ thống PCCC nhà cao tầng gồm những gì?
Hệ thống PCCC nhà cao tầng hoàn chỉnh sẽ bao gồm rất nhiều thành phần như:
– Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn
– Hệ thống thiết bị chữa cháy
– Hệ thống chống sét, nối đất
– Hệ thống thông gió hầm và tạo áp cầu thang thoát hiểm
– Hệ thống hút gió hành lang
– Hệ thống máy phát điện phòng khi mất điện
Các thành phần này có vai trò vô cùng quan trọng, phải phối hợp với nhau thì mới có thể khắc phục đám cháy một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các thành phần trên trong phần tiếp theo.
Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn
Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn là một công cụ nhận biết đám cháy tự động khi có các dấu hiệu cháy nổ như khói và nhiệt độ môi trường. Bộ phận cảnh báo có vai trò hết sức quan trọng vì đây chính là nơi phát hiện ra đám cháy và phát tín hiệu cảnh báo mọi người kịp thời sơ tán trước khi đám cháy to hơn.
Một hệ thống cảnh báo cháy sẽ có cấu tạo bao gồm nhiều thiết bị như:
– Tủ trung tâm cảnh báo: Tủ trung tâm có nhiệm vụ cung cấp năng lượng để các thiết bị cảm biến cảnh báo hỏa hoạn hoạt động bình thường. Bên cạnh đó thì tủ trung tâm cảnh báo cũng giúp nhận biết vị trí xảy ra cháy nổ cụ thể đồng thời kiểm tra xem các thiết bị cảnh báo khác có hoạt động ổn định hay không.
– Thiết bị cảm biến cảnh báo tự động: Đây là các thiết bị có khả năng cảm biến khi có khói hoặc nhiệt độ cao và truyền tín hiệu về tủ trung tâm để phát cảnh báo có cháy.
– Nút khẩn cấp: Đây được xem là một thiết bị báo cháy thủ công, cho phép chúng ta ấn vào để cảnh báo đám cháy để mọi người di dời khỏi khu vực có hỏa hoạn và huy động lực lượng chữa cháy.
– Thiết bị phát tín hiệu cảnh báo: Thiết bị này bao gồm các công cụ như loa phát thanh, đèn cảnh báo, chuông báo.
>>> Xem thêm: Hệ thống chống cháy nhà xưởng đầy đủ
Hệ thống thiết bị chữa cháy
Hệ thống này gồm có nhiều công cụ chữa cháy chuyên dụng cho từng vị trí và khu vực xảy ra hỏa hoạn. Van nước, máy bơm nước, ống dẫn, đầu sprinkler, họng tiếp nước sẽ được dùng để dập lửa trên mặt sàn dân cư hoặc những khu vực thương mại. Các công cụ chữa cháy bằng bột được sử dụng cho hầm xe. Và các bình chữa cháy với kích thước to nhỏ khác nhau sẽ được dùng cho những vị trí lưu động để thuận tiện ứng cứu khi có cháy bất ngờ.
Sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về các công cụ chữa cháy:
– Máy bơm nước chữa cháy: Thường được lắp đặt ngay tại tầng 1, có vai trò vận chuyển nước từ bể chứa đến các công cụ dập lửa tại chỗ như các đầu sprinkler, họng tiếp nước,… Các máy bơm nước chữa cháy phải đảm bảo được cung cấp điện liên tục để có thể hoạt động trong suốt quá trình chữa cháy. Ngoài ra thì cũng cần có máy phát điện để đề phòng trường hợp mất điện.
– Ống dẫn: Các ống dẫn này sẽ nối máy bơm với họng tiếp nước. Các ống dẫn nước thường được làm bằng các chất liệu như thép tráng kẽm với 2 kích thước thông dụng là DN150 và DN50.
– Van: Các loại van thường dùng trong hệ thống chữa cháy bao gồm van cổng, van 1 chiều, van bướm,… Những chiếc van này có nhiệm vụ là điều tiết và kiểm soát lượng nước đi dập lửa. Thông thường, người ta sẽ sử dụng gang để sản xuất ra các loại van này.
– Họng tiếp nước: Các họng tiếp nước chính là nơi chứa nước để dập lửa và sẽ được tích hợp bên trong hộp chữa cháy gắn ở tường. Các hộp này còn được trang bị thêm 2 cuộn vòi phun nước kích thước DN150 và DN50 cùng với đầu nối thích hợp.
– Bình chữa cháy lưu động: Được đặt tại những vị trí thuận tiện cho việc lấy để sử dụng, có tác dụng khống chế kịp thời các đám cháy nhỏ ở mọi nơi.
– Đầu sprinkler: Được lắp đặt ngay trên mặt sàn, có tác dụng dập lửa tại chỗ và ngăn không cho đám cháy lây lan ra khu vực khác.
– Hệ thống bột chữa cháy: Có tác dụng làm giảm nồng độ oxy xung quanh ngọn lửa giúp ức chế sự duy trì ngọn lửa và làm lửa tắt.
Hệ thống chống sét, nối đất
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn tại các tòa nhà cao tầng chính là sét. Vì thế, mỗi tòa nhà cần phải được trang bị một hệ thống chống sét với 2 công cụ chính là:
– Cột thu lôi: Các cột thu lôi này được nối trực tiếp xuống đất, có tác dụng ngăn sét đánh trực tiếp vào tòa nhà.
– Thiết bị bảo vệ, cắt sét và lọc sét: Đây chính là công cụ bảo vệ hệ thống điện năng của toàn bộ tòa nhà để tránh khỏi tình trạng cảm ứng tĩnh điện dẫn đến chập điện gây ra cháy nổ nguy hiểm.
Hệ thống hút gió hành lang
Hệ thống hút gió, hút khói tại các hành lang sẽ bao gồm các đường ống có khả năng hút khói, có nhiệm vụ phân tán, loại bỏ hết khói và không khí độc trong khu vực xảy ra hỏa hoạn ra ngoài. Hệ thống thiết bị này đảm nhận vai trò hết sức quan trọng đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà bởi hầu hết nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các vụ hỏa hoạn là do ngạt khói, ngạt khí.
Nếu các bạn đang có nhu cầu thi công hệ thống hút khói tại hành lang thì hãy liên hệ ngay với Firetek – Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thi công uy tín các thiết bị phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, các kỹ sư giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, Firetek có thể tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá cao, mang lại hiệu quả tối ưu trong việc phòng cháy chữa cháy.
>>> Xem thêm: Hệ thống hút khói PCCC quan trọng như thế nào?
Hệ thống thông gió và cầu thang thoát hiểm
Đây là một thiết bị hết sức quan trọng một hệ thống PCCC nhà cao tầng. Khi có hệ thống thông gió và cầu thang thoát hiểm, mọi người sẽ dễ dàng tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn hoặc tìm thấy lối thoát hiểm để di chuyển khỏi nơi xảy ra hỏa hoạn.
Với quy cách thiết kế chuẩn hiện hành do Chính phủ quy định thì mỗi tòa nhà cần phải có ít nhất là 2 cầu thang thoát hiểm. Trong đó, mỗi chiếc cầu thang đủ tiêu chuẩn đi vào vận hành là phải có 1 mặt thoát khí và có quạt gió tạo áp để hút khói ra khỏi nơi thoát hiểm, tạo lối đi thông thoáng, an toàn cho chúng ta.
Hệ thống máy phát điện
Thông thường khi xảy ra hỏa hoạn, nguồn điện sẽ bị ngắt đi để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, đồng thời làm giảm nguy cơ cháy nổ do chập điện. Vì thế, các thiết bị chạy bằng điện trong hệ thống PCCC nhà cao tầng sẽ không thể hoạt động được. Do đó, bất kỳ hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà nào cũng cần được trang bị máy phát điện để xử lý tình trạng mất điện.
Vừa rồi là những thông tin vô cùng hữu ích và cần thiết về hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà. Hy vọng qua bài viết viết này của Firetek, các bạn có thể có thêm những hiểu biết chính xác về hệ thống PCCC nhà cao tầng.