Nhắc đến trang thiết bị hỗ trợ công tác phòng và chữa cháy, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến các loại bình cứu hỏa. Chúng có hình trụ và trọng lượng không quá lớn có thể xách tay lưu động để chữa cháy trực tiếp, nhằm đảm bảo sự an toàn tính mạng con người và những tài sản giá trị khi gặp sự cố về hỏa hoạn. Tuy là phương tiện chữa cháy quen thuộc từ hộ gia đình đến các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất. Nhưng vẫn có nhiều người chưa biết cách dùng bình chữa cháy hay không nắm rõ đặc tính từng loại. Điều này, dẫn đến tình trạng chọn sai bình cho công trình và hoạt động chữa cháy kém hiệu quả. Vậy hãy cùng Firetek đi tìm hiểu chi tiết, để giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Hiện nay, trên thị trường bình chữa cháy được chia thành 3 loại chính, cách phân loại này dựa trên vật liệu sử dụng dùng khống chế ngọn lửa đó là:
Bình chữa cháy dạng bột
Cấu tạo
Bình chữa cháy dạng bột là loại bên trong chứa chất chữa cháy dạng bột khô và được nén với áp suất khá lớn. Phần vỏ bên ngoài bình có màu sơn đỏ, hình trụ được đúc bằng thép chắc chắn. Ngoài ra, trên cổ bình còn có đồng hồ đo áp cùng cụm van được làm bằng hợp kim đồng kiểu vặn xoay chiều và một bộ phận không thể thiếu chính là vòi phun.
Bên trong bình là bột khô, chúng sẽ được phun ra ngoài kìm hãm đám cháy nhờ vào lực đẩy khí nén qua hệ thống ống dẫn. Qua đó, chất cháy và oxi trong không khí bị phân tách, giúp ngăn cản sự lây lan vùng cháy và khiến ngọn lửa được dập tắt.
Phân loại
Bình chữa cháy dạng bột được phân loại theo ký hiệu ghi trên nhãn bình như A (dùng cho đám cháy chất rắn), B (dùng cho đám cháy chất lỏng), C (chất khí) và D hoặc E (dùng cho đám cháy xuất phát từ điện). Trường hợp, nếu ký hiệu là BC thì bình đó có khả năng dập tắt cả đám cháy rắn và lỏng, cũng tương tự cho ký hiệu ABC hay ABCE,…
Ngoài ra, còn có một cách phân loại khác căn cứ vào trọng lượng bình như MFZ4 (4KG), MFZ8 (8KG), MFZ2 (2KG),…
Cách dùng
Cách dùng bình chữa cháy bột khá đơn giản, đầu tiên di chuyển bình đến khu vực xảy ra hỏa hoạn thì tiến hành lắc xóc từ 3 – 4 lần cho bột bên trong tơi ra. Sau đó, giật đầu chốt hãm kẹp chì và chọn hướng gió rồi hướng loa phun vào đám cháy.
Lưu ý, giữ bình chữa cháy ở khoảng cách tối thiểu 1.5m, tùy theo từng loại bình rồi mới bóp van để bột chữa cháy phun ra. Đến khi bột phun ra yếu dần thì tiến lại gần và đẩy vòi qua lại để ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn.
Nếu là bình chữa cháy bột dạng xe đẩy, sẽ có cách sử dụng khác ở một vài điểm như sau:
Đẩy xe đến vị trí đám cháy -> kéo vòi rulo dẫn bột -> hướng loa phun vào gốc lửa -> giật chốt và kéo van vuông góc với mặt đất -> Cuối cùng, cầm chặt lăng phun thuận theo chiều gió rồi bóp cò.
>>> Xem thêm: Bình chữa cháy dạng bột và giải đáp 3 thắc mắc phổ biến nhất
Tính ứng dụng
Bình chữa cháy bột có thể dùng để kìm hãm các đám cháy chất rắn, lỏng, khí hoặc chất khí hóa lỏng dễ cháy. Ngoài ra, những đám cháy kim loại hay điện dưới 1000V thường người ta cũng sử dụng loại bình này.
Phân tích ưu nhược điểm
Ưu điểm:
– Có thể chữa cháy đa dạng chất rắn, lỏng hay khí và còn phù hợp cho các đám cháy từ xăng dầu
– Chất bột không độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn khi sử dụng
– Bảo quản lâu nhưng chất bột rất khó bị vón cục, sẵn sàng chữa cháy bất cứ khi nào
– Trọng lượng nhẹ, thời gian nạp lại nhanh, cách dùng đơn giản và chi phí thấp
Nhược điểm:
Tuy dập tắt hiệu quả các đám cháy nhưng chất chữa cháy này lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thiết bị điện tử, vì thành phần chứa muối nên khi tiếp xúc làm chúng hư hỏng nặng. Mặt khác, công đoạn vệ sinh bình sau khi dùng cũng khá vất vả.
Bình chữa cháy dạng khí
Cấu tạo
Bên trong những chiếc bình chữa cháy dạng khí là khí CO2 hoặc một chất khí sạch nào khác có tác dụng dập tắt các đám cháy. Chúng được nén vào trong bình với áp suất lớn nên chuyển đổi thành dạng lỏng.
Đến khi cần sử dụng, chỉ cần mở van xả thì xuất hiện sự chênh lệch áp suất và chất lỏng tự động phun ra chuyển lại về dạng khí với nhiệt độ cực thấp đến -79 độ C. Từ đó, nhiệt độ xung quanh giảm dần, đồng nghĩa đám cháy cũng được dập tắt. Phần bên ngoài bình có cấu tạo bao gồm những bộ phận như van xả, vỏ bình được sơn màu đỏ, dây loa phun và chốt an toàn.
Phân loại
Đối với loại bình khí CO2 trên thị trường hiện có hai loại là 3kg và 5kg. Và dựa theo thông số in trên tem nhãn để phân biệt, nếu loại 3kg sẽ ký hiệu là MT3, tương tự MT5 tương ứng khối lượng bình là 5kg và một loại lớn hơn hay dùng ở sân bay hay nhà máy là bình chữa cháy xe đẩy 24kg.
Nếu phân loại dựa theo chất khí chữa cháy bên trong sẽ có 3 loại bình phổ biến là bình chữa cháy khí FM200, bình Stat-X và bình khí MT.
Cách dùng
Nhìn chung, các loại bình chữa cháy dạng khí đều có chung cách sử dụng tương tự những loại khác, gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Di chuyển bình đến khu vực xảy ra đám cháy và nhớ giữ khoảng cách an toàn
Bước 2: Kéo chốt an toàn và một tay chuẩn bị bóp cò, nhưng tuyệt đối không cầm trực tiếp vào phần nhựa và cao su trên đầu vòi loa phun vì dễ gây bỏng lạnh.
Bước 3: Tiến hành bóp van để chất chữa cháy phun vào ngọn lửa đến khi chúng tắt dần.
Lưu ý: Trước khi phun trong phòng kín cần thông báo để mọi người ra ngoài hết cũng như phải có lối thoát dự phòng sau khi phun.
Tính ứng dụng
Ứng dụng cho các đám cháy trong khu vực có chứa thiết bị, máy móc và tài liệu quan trọng hoặc sự cố chập đường dẫn điện, kim loại bốc cháy.
Đánh giá ưu nhược điểm
Ưu điểm:
– Giá thành không cao nhưng khả năng chữa cháy hiệu quả và không tái lại
– Chất khí chữa cháy không gây hại cho môi trường
– Phù hợp với hầu hết các đám cháy thông thường hiện nay
Nhược điểm:
– Nguy hiểm, có thể gây bỏng lạnh nếu không cẩn thận bị phun trực tiếp vào người
– Không chữa được các đám cháy nằm trong phòng kín và không có lối thoát ngoài an toàn
– Riêng với khí CO2 có nguy cơ gây suy hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong cho người trong khu vực chữa cháy
>>> Xem thêm: 4 thông tin về kiểm định bình chữa cháy quan trọng nhất
Bình chữa cháy dạng bọt
Là loại bình chữa cháy mà bên trong chứa một lượng lớn dung dịch mảng bọt Foam, có tác dụng chữa cháy vô cùng hiệu quả. Chúng có khả năng hạ nhiệt đám cháy nhanh chóng bằng cách phủ kín bởi lớp bọt, nên chất cháy bị ngăn chặn tiếp xúc với oxy sẽ dần bị ức chế và dập tắt.
Lớp bọt Foam chống cháy này được cấu tạo bởi các thành phần chính như dung môi hữu cơ, chất ổn định bọt và chất chống lại sự ăn mòn.
Cấu tạo
Các bộ phận cấu tạo nên bình bọt Foam bao gồm: Phần vỏ bình, van, vòi phun, cò bóp, ống dẫn và bọt Foam bên trong để chữa cháy.
Thân van là bộ phận làm bằng chất liệu thép khả năng chịu áp lực cao, với bên trên vỏ bình cung cấp một số thông tin cần thiết như đặc tính, hình ảnh hướng dẫn sử dụng hay cách bảo quản, HSD,…Trên miệng bình sẽ sẽ có các bộ phận khác gồm cụm van, đồng hồ đo áp, ống dẫn, vòi phun và cò bóp.
Và bọt Foam chữa cháy bên trong bình có thể là:
– Bọt AFFF: Khi được phun vào đám cháy sẽ tạo thành lớp sương phủ bao quanh
– Bọt ARC: Khi chữa cháy sẽ tạo thành lớp màng nhầy
Phân loại
Bình chữa cháy bằng bọt Foam hiện chỉ có hai loại được sử dụng rộng rãi ở nước ta là bình Eversafe và Combat.
– Bình Eversafe: Do đơn vị Eversafe Extinguisher Sdn.Bhd. (EE) của Malaysia sản xuất. Là sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và được nhiều doanh nghiệp tin dùng, đồng thời đã có mặt tại hơn 45 quốc gia trên thế giới.
– Bình Combat: Là bình chữa cháy được Combat Fire chế tạo, đây là đơn vị chuyên thiết kế, sản xuất, cung cấp và thi công lắp đặt các thiết bị PCCC hàng đầu tại Anh và Ireland.
Cách dùng
Bình bọt Foam có cách dùng hơi khác so với hai loại trên, vì tùy thuộc từng đám cháy sẽ có những lưu ý trong cách dùng bình chữa cháy khác nhau. Cụ thể:
– Đối với đám cháy chất lỏng thì không nên phun trực tiếp lên chúng, vì chất lỏng sẽ bắn lung tung khiến đám cháy chỉ càng lan rộng thêm mà thôi. Thay vào đó, bạn nên phun xung quanh thật nhẹ nhàng và tiến dần vào trong đến khi ngọn lửa tắt hẳn.
– Đối với đám cháy chất rắn có thể phun trực tiếp lên ngọn lửa và tương tự với đám cháy điện.
Tính ứng dụng
Ứng dụng của bình chữa cháy dạng bọt là những nơi có rủi ro cháy cao như văn phòng, kho xưởng, nhà máy, điểm kinh doanh xăng dầu, bãi giữ xe,…
Đánh giá ưu nhược điểm
Ưu điểm:
– Chất chữa cháy bằng bọt không gây độc hại, an toàn khi sử dụng
– Ngăn chặn sự tái phát của đám cháy nhờ lớp phủ màng bọt bọc xung quanh
Nhược điểm:
– Cần lượng bọt lớn để đủ phủ kín đám cháy, như vậy mới khiến ngọn lửa không tái lại
– Giá thành cao vì nhập khẩu từ nước ngoài
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy từng loại, chi tiết nhất
Qua thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết trên, bạn sẽ thấy các loại bình cứu hỏa đều có ưu điểm và những mặt hạn chế. Nên muốn công tác PCCC đạt hiệu quả cao, bạn phải biết lựa chọn bình chữa cháy phù hợp. Ngoài ra, việc mua sản phẩm tại những doanh nghiệp phân phối uy tín, cũng giúp đảm bảo về chất lượng bình được tốt hơn.
Công ty TNHH Cơ Điện và Phòng Cháy Chữa Cháy Firetek tự hào là đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp và thi công lắp đặt ống gió, cửa gió, van gió, cùng nhiều phụ kiện khác cho hệ thống thông gió, hút bụi.
Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Firetek cam kết luôn mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu trong hoạt động PCCC và cả về chi phí. Nếu bạn cần thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay muốn mua hàng hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.